Th 02
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn gặp khó khăn trong việc cân đối chế độ dinh dưỡng, dẫn đến đường huyết không ổn định, thậm chí là thiếu năng lượng vì kiêng khem quá mức cần thiết. Để giải quyết những lo lắng này, nhiều người tìm đến các loại sữa non cho người tiểu đường như một cách đảm bảo cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày. Vậy người tiểu đường có uống được sữa non không và sữa non dành cho người tiểu đường có tác dụng gì, loại nào tốt? Hãy cùng Hadu Pharma tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.SỮA NON LÀ GÌ? Sữa non là dạng sữa mẹ đầu tiên được tiết ra ngay sau khi sinh. Cả sữa non ở người và sữa non của bò đều đặc, dính và có màu vàng. So với sữa mẹ tiết ra sau đó, sữa non rất giàu protein, immunoglobulin, lactoferrin và các chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. Cũng bởi vì đặc tính và thành phần dinh dưỡng phong phú mà sữa non thường có màu “vàng lỏng”. 2.SỮA NON CÓ TÁC DỤNG GÌ? Từ trước đến nay, hầu hết các sản phẩm sữa non trên thị trường cho người tiểu đường đều có nguồn gốc chủ yếu từ sữa bò. Cũng như sữa non ở người, thành phần sữa non ở bò cũng có hàm lượng protein cao và ít đường, ít chất béo, được đánh giá là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng tác dụng của sữa non cho người lớn có thể làm giảm lượng đường trong máu, cholesterol, chất béo trung tính và xeton. Từ đó, tăng cường sức khỏe cho các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, sữa non không phải dành cho tất cả mọi người. Trường hợp bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành thì bạn không nên uống sữa non. Ngoài ra nên chọn mua sữa non từ những nơi cung cấp uy tín để đảm bảo an toàn thực phẩm. 3.SỮA NON CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI NÀO TỐT? Uống sữa non chỉ tốt cho người tiểu đường khi bạn mua được nguồn sữa chất lượng. Nếu cách thức nuôi bò lấy sữa non không đúng cách hoặc sữa không được tiệt trùng đúng cách thì vẫn có thể chứa vi khuẩn, kháng sinh, hoặc các hormon tổng hợp. Để đảm bảo chọn mua được loại sữa non cho người tiểu đường phù hợp, bạn nên lưu ý một số yếu tố sau: Lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất là những nguồn sữa đã được kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng không chứa vi khuẩn, kháng sinh… Giá thành phù hợp với túi tiền sử dụng trong thời gian dài. Đọc kỹ nhãn thành phần và ưu tiên lựa chọn loại sữa non cho người tiểu đường ít đường (kể cả lactose), ít béo và giàu canxi.
Th 02
Có không ít ý kiến cho rằng mẹ bầu dùng đồ uống mát sẽ tốt cho thai kỳ hơn, tuy nhiên cũng có nhiều thông tin trái chiều khiến mẹ lo lắng. Trong bài viết này Hadu Pharma sẽ gửi tới mẹ danh sách những đồ uống cần tránh khi mang thai cũng như một số đồ uống tốt cho thai kỳ, hãy cùng tìm hiểu nhé! 1.NHỮNG ĐỒ UỐNG CẦN TRÁNH KHI MANG THAI Bà bầu không nên uống gì? Dưới đây là 6 nhóm đồ uống cần tránh khi mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh: RƯỢU BIA VÀ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Rượu bia và các loại đồ uống có cồn có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển về não bộ của bé. Vậy nên không có một mức an toàn nào cho việc uống rượu bia trong thai kỳ. Nếu dung nạp quá nhiều thức uống có cồn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như: Thai chậm phát triển. Bé nhẹ cân, sinh non. Sảy thai, thai chết lưu. Một loạt các rối loạn về thể chất và tinh thần của trẻ, còn gọi chung là rối loạn phổ rượu bào thai. NƯỚC NGỌT Nhiều mẹ bầu rất thích uống nước ngọt, các loại nước có gas như một cách giải khát và giảm cơn thèm ngọt trong thai kỳ. Tuy nhiên các loại đồ uống có gas đều chứa nhiều đường và cung cấp lượng lớn calo không cần thiết khiến cơ thể mẹ bầu tăng cân chóng mặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi theo kết quả nghiên cứu, trẻ sinh ra nặng cân có xu hướng béo phì trong tương lai. Vậy nên các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyến cáo các mẹ bầu quản lý cân nặng và nước ngọt cũng là một trong những đồ uống cần tránh khi mang thai nếu mẹ có nguy cơ tăng cân vượt quá khuyến nghị. NƯỚC TĂNG LỰC Bạn cần nhiều năng lượng hơn khi mang thai, tuy nhiên nước tăng lực không phải là giải pháp. Chúng là một ly chứa đầy đường, caffeine và đôi khi là những thành phần bổ sung khác nhưng nhìn chung, toàn bộ đều không tốt cho sức khỏe thai kỳ. Vậy nên các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo mẹ bầu không nên uống các loại nước tăng lực, đặc biệt là những loại chứa nhiều caffeine và chất khác. CÁC LOẠI NƯỚC ÉP TRÁI CÂY VÀ SỮA TƯƠI CHƯA TIỆT TRÙNG Sữa hay nước ép trái cây đều là các loại đồ uống bổ sung dinh dưỡng tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, nếu uống nước ép từ các loại trái cây không được làm sạch trước khi chế biến thì mẹ có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli cũng như các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khác. Vậy nên lời khuyên tốt nhất cho các mẹ bầu là tự làm nước ép tại nhà và đảm bảo sử dụng các loại sữa tươi đã qua tiệt trùng, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. TRÀ THẢO MỘC Thật bất ngờ khi trà thảo mộc cũng nằm trong danh sách những đồ uống cần tránh khi mang thai. Bởi nhiều loại trà thảo mộc được xem như liệu pháp an thần, làm dịu những cơn đau bụng, hỗ trợ điều trị tiền sản giật và chuẩn bị chuyển dạ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn chỉ nên uống 1-2 cốc trà thảo mộc mỗi ngày và xen kẽ nhiều loại thảo mộc khác nhau. Không nên uống duy nhất một loại trà thảo mộc trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là không nên hoặc thận trọng khi sử dụng các loại trà thảo mộc sau đây: Trà xô thơm: được cho là có liên quan đến nguy cơ sảy thai và huyết áp cao. Trà mùi tây khi dùng lượng lớn có nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trà mâm xôi, trà bồ công anh, tía tô đất là những loại trà thảo mộc chưa được chứng minh an toàn cho phụ nữ mang thai hay không, nên hạn chế sử dụng. Thay vào đó, mẹ bầu có thể dùng trà hoa cúc, trà gừng, hay trà bạc hà trong thời gian mang thai, để làm dịu cơn nghén và ngủ ngon hơn. 2.KHI MANG THAI NÊN UỐNG NƯỚC GÌ? Bạn đã biết những đồ uống cần tránh khi mang thai, vậy bà bầu nên uống nước gì thì tốt? Dưới đây là một số đồ uống an toàn và tốt cho sức khỏe bà bầu: NƯỚC LỌC Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với lời khuyên hãy uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày rồi phải không? Với phụ nữ có thai nhu cầu nước của cơ thể cao hơn bình thường. Vì vậy các mẹ bầu cũng cần lưu ý tích cực uống nhiều nước nhé. CÁC LOẠI TRÀ VÀ CAFE ÍT CAFFEINE Đồ uống chứa nhiều caffeine là một trong những đồ uống cần tránh khi mang thai. Tuy nhiên với nhiều mẹ bầu nếu thiếu ly cafe mỗi ngày thì không thể tập trung để làm việc. May mắn rằng caffeine không phải là chất cấm, các mẹ bầu vẫn có thể dùng các loại đồ uống chứa caffeine với một lượng tối đa 200mg một ngày.
Th 02
Khi mẹ mang thai, 14 loại khoáng chất sau rất cần thiết để đảm bảo cả mẹ và thai nhi trong bụng đều khỏe mạnh: 1.CANXI Canxi được biết đến với vai trò củng cố khung xương và giúp răng chắc khỏe, khoáng chất thiết yếu này cũng rất cần thiết cho việc co giãn các cơ, làm đông máu, giúp ổn định nhịp tim cũng như phát triển hệ thần kinh và hoạt động của enzyme. Lượng canxi cần bổ sung mỗi ngày khi mang thai là 1000mg. Bên cạnh việc uống sữa, bạn có thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm từ sữa hoặc từ hạt mè, đậu phụ, hạnh nhân, nước ép trái cây, quả sung khô, rau xanh, cá mòi, cá hồi đóng hộp còn nguyên xương và bông cải xanh. 2.CROM Crom kết hợp với các chất khác có thể kiểm soát insulin - một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có tác dụng chuyển hóa tinh bột và duy trì sự ổn định của đường huyết trong cơ thể. Vì vậy crom có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai bởi thai nhi trong bụng bạn cần một nguồn cung cấp dinh dưỡng ổn định để có thể tăng trưởng và phát triển bình thường. Loại khoáng chất đa năng này cũng kích thích sự tổng hợp protein (chất đạm) trong các tế bào của thai nhi cũng như đóng vai trò thiết yếu để các cơ quan, bộ não và hệ miễn dịch hoạt động bình thường. Thiếu crom có thể khiến bà mẹ mang thai sụt cân và làm giảm khả năng kiểm soát lượng glucose trong máu, từ đó có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Thiếu crom cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không dung nạp glucose trong ở trẻ. Lượng crom thai phụ cần bổ sung mỗi ngày là 30 microgam. Nguồn hấp thụ khoáng chất này gồm có phô mai, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, cải bó xôi, thịt, nấm, đậu Hà Lan và các loại đậu. 3.ĐỒNG Đồng kết hợp cùng sắt sẽ giúp hình thành các tế bào hồng cầu (mặc dù bình thường chỉ có sắt mới được cho là có tác dụng này). Đồng cũng hỗ trợ sự phát triển của các mô tế bào, giúp chuyển hóa glucose, hỗ trợ tốc độ phát triển của tim mạch, động mạch, hệ tuần hoàn, hệ thống xương, não và hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt đồng có thể khiến em bé bị co giật và rối loạn thần kinh. Lượng hấp thụ mỗi ngày được khuyên dùng đối với đồng trong khi mang thai là 100 microgam. Bạn có thể bổ sung trực tiếp khoáng chất này từ việc ăn khoai tây, rau xanh lá sẫm màu, mận khô, tôm hùm, cua, lúa mạch, đậu khô, gạo lứt và các loại hạt. 4.FLO Mọi người đều biết rằng flo cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho răng miệng và ngăn ngừa sâu răng, nhưng có thể bạn không biết rằng flo cũng rất tốt cho xương. Flo không hoạt động một mình mà nó hoạt động như một chất kết nối cho canxi và photpho để giúp xương phát triển. Lượng flo khuyên dùng mỗi ngày trong thai kỳ là 3mg. Bạn có thể tìm thấy flo trong trà, cải xoăn, cải bó xôi, sữa, cá đóng hộp nguyên xương (nhưng chỉ khi bạn ăn cả xương) và nước máy đã được tinh lọc. 5.IOT I-ốt là một thành phần của hormone thyroxine (một loại hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể). I-ốt cũng cần thiết cho chức năng hoạt động của tuyến giáp, góp phần điều tiết tỷ lệ trao đổi các chất cơ bản của cơ thể mẹ và đóng góp vào sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu hụt i-ốt có thể làm mức thyroxine trong cơ thể bị sụt giảm. Lượng i-ốt cần được bổ sung trong thời gian mang thai là 220 microgam. Hầu hết mọi người đều hấp thụ được khoáng chất này từ muối i-ốt nhưng hải sản và một số sản phẩm từ sữa cũng là các nguồn bổ sung đáng tin cậy. 6.SẮT Việc hấp thụ các loại khoáng chất cần thiết này sẽ đảm bảo quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu và cung cấp oxy đi khắp cơ thể - đây là một trong những thách thức lớn nhất mà bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng phải đối mặt. Bổ sung khoáng chất này thường xuyên đương nhiên rất cần thiết, nhưng nó càng đặc biệt quan trọng trong thời gian mang thai khi nhu cầu sản sinh máu tăng lên đáng kể. Người mẹ bị thiếu chất sắt có thể khiến em bé sinh ra bị nhẹ cân hoặc thiếu tháng. Một số nghiên cứu cho thấy, em bé còn có khả năng cao bị mắc bệnh hen suyễn nếu mẹ bị thiếu sắt. Thiếu hụt sắt còn khiến thai phụ luôn mệt mỏi và cuối cùng gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Ngược lại khi thừa sắt có thể gây táo bón cho mẹ. 7.MAGIE Ngoài vai trò là một khoáng chất phối hợp cùng canxi để cấu thành xương, magie còn rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng như thực hiện chức năng của các cơ, đồng thời hỗ trợ cơ thể giải phóng tinh bột. Thêm vào đó, magie còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ insulin và đường huyết trong cơ thể, góp phần loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Bổ sung đủ magie có thể giúp bạn ngăn ngừa chuột rút và táo bón khi mang thai. Thiếu hụt magie nghiêm trọng có thể gây ra chứng cao huyết áp đối với mẹ và khiến em bé bị còi cọc, co giật cơ bắp và các dị tật bẩm sinh. 8.MANGAN Không có nhiều người biết đến loại khoáng chất này nhưng mangan lại rất quan trọng đối với sự phát triển của xương, sụn và thính giác của bé. Mangan cũng rất cần thiết cho chức năng tái sản xuất diễn ra trong cơ thể. Thiếu hụt mangan có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi. 9.MOLYPDEN Molypden có chức năng hỗ trợ một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng: đó là di chuyển oxy từ phân tử này sang phân tử khác. Nó cũng rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein và chất béo, đồng thời còn giúp em bé cử động và hấp thụ sắt. 10.PHOTPHO Được xem như người bạn tốt của canxi, photpho là một thành phần không thể thiếu để giúp răng và xương luôn chắc khỏe. Photpho cũng cần thiết để duy trì sự cân bằng các dưỡng chất dưới dạng lỏng trong cơ thể và hỗ trợ cho sự co giãn các cơ, quá trình đông máu, và đảm bảo nhịp tim bình thường. Thiếu photpho có thể gây chán ăn, gây mệt mỏi và khiến xương bị thiếu canxi. 11.KALI Kali phối hợp cùng natri để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào cơ thể - đây là một điều rất quan trọng trong quá trình mang thai khi nồng độ chất lỏng cần được tăng đáng kể. Kali đồng thời cũng điều hòa huyết áp và có thể giúp bạn phòng ngừa chứng huyết áp cao có thể xuất hiện trong thai kỳ. Nó cũng giúp duy trì mức độ đàn hồi của cơ thể để ngăn ngừa đau nhức khi mang thai, giảm đau đớn, hỗ trợ sinh em bé và đảm bảo tốc độ phục hồi sau sinh. 12.SELENIUM Selenium có vai trò tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật, ngăn ngừa tổn thương tế bào, và phối hợp cùng vitamin E như một chất chống oxy hóa. Ngoài ra, selenium còn có thể kết dính với các độc tố trong cơ thể rồi khiến chúng trở nên vô hại, từ đó thai nhi sẽ được bảo vệ khỏi các độc tố trong cơ thể mẹ. Thiếu hụt selenium có thể gây cao huyết áp và có tác động tiêu cực đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. 13.NATRI Natri rất cần thiết để duy trì sự cân bằng giữa axit và các dưỡng chất nền tảng trong cơ thể. Đồng thời natri cũng giúp các chất dinh dưỡng di chuyển qua màng tế bào. Nó cũng giúp duy trì nồng độ nước thích hợp trong máu và các mô cơ thể - điều này đặc biệt cần thiết trong quá trình mang thai khi lượng máu và chất lỏng trong cơ thể tăng lên rất nhiều. 14.KẼM Kẽm là một người bạn tốt giúp thai nhi phát triển. Khoáng chất này cũng đặc biệt cần cho quá trình phân chia tế bào và sự tăng trưởng của tóc, da và xương. Kẽm cũng giúp phát triển nhận thức của em bé về hương vị và phối hợp cùng insulin để điều tiết lượng đường trong máu để phòng bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Thiếu hụt loại khoáng chất quan trọng này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, em bé sinh ra bị nhẹ cân, sinh thiếu tháng và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, sứt môi hoặc hở hàm ếch và suy giảm thị giác.
Th 02
Hành trình nuôi con bằng sữa công thức khó khăn không kém việc nuôi con bằng sữa mẹ vì bạn luôn phải cân nhắc nhiều thứ khi lựa chọn sữa cho con, cũng như cần đổi sữa khi không thích hợp. Vậy cách đổi sữa nào cho bé là nhanh chóng và an toàn nhất khi loại sữa hiện tại đã không phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của con? Mỗi bé có nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị khác nhau nên việc lựa chọn sữa công thức thích hợp với con là việc không đơn giản. Thậm chí, bạn còn phải đổi sữa cho bé nếu loại sữa hiện tại không còn phù hợp với độ tuổi hay thể trạng của con. Do đó việc biết cách đổi sữa cho bé nhanh gọn là rất quan trọng để bé luôn có đủ dưỡng chất cần thiết. Mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích xoay quanh việc đổi sữa cho con qua bài viết dưới đây của Hadu Pharma. 1.NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HAY BẰNG SỮA CÔNG THỨC? Theo khuyến nghị, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời và nếu có thể hãy duy trì cho đến khi bé được ít nhất 2 tuổi. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, mẹ có thể không đủ sữa hoặc không thể cho con bú trong thời gian dài vì nhiều lý do khác nhau. Lúc này, bạn bắt buộc phải cho bé dùng thêm sữa công thức để đủ dinh dưỡng thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển. Tuy nhiên mỗi loại sữa công thức có mùi vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau nên bạn có thể cần đổi sữa cho bé nếu loại sữa hiện tại không còn phù hợp. 2.DẤU HIỆU BẠN NÊN ĐỔI SỮA CHO BÉ Nuôi con bằng sữa công thức cũng là một hành trình không kém phần gian nan vì bạn có thể sẽ phải thay đổi nhiều loại sữa nếu thấy bé có dấu hiệu không phù hợp với loại sữa hiện tại. Bạn có thể quan sát dấu hiệu sức khỏe, sự hứng thú khi bú, tốc độ tăng cân và độ tuổi của bé để quyết định có nên tìm cách đổi sữa cho bé không. BÉ GẶP MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE Dấu hiệu cho thấy sữa công thức hiện tại không phù hợp là bé thường xuyên bị tiêu chảy, nôn mửa sau khi bú. Bạn có thể thử bằng cách giảm lượng sữa ở mỗi cữ bú của bé trong khoảng 1-2 ngày và quan sát xem tình trạng của bé có cải thiện sau khi giảm lượng sữa không. Nếu có, bạn có thể bắt đầu tìm loại sữa công thức khác phù hợp hơn cho bé. BÉ KHÔNG HÀO HỨNG MỖI KHI BÚ Bé bú ít và không hào hứng với chuyện bú rất có thể là do mùi vị của sữa không đúng sở thích của con. Ngoài ra, bé cũng có thể ít bú và chậm tăng cân do một số nguyên nhân như: Bé bị dị ứng đạm sữa bò. Bé sinh non trước tuần 37 mang thai. Bé bị bệnh viêm ruột hoặc cấu trúc ống tiêu hóa có bất thường. Bé gặp một số vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh thần kinh, thiếu máu, không dung nạp lactose… Bạn có thể cho bé thử một số loại sữa công thức khác nhau để tìm ra loại bé thích và ưu tiên lựa chọn loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. BÉ CHẬM HOẶC KHÔNG LÊN CÂN Thêm một dấu hiệu mà bạn nên cân nhắc về việc tìm cách đổi sữa cho bé là tốc độ tăng cân của trẻ. Theo các chuyên gia nhi khoa, tốc độ tăng cân tiêu chuẩn trung bình của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau: Trong 4 tháng đầu đời: Bé có thể tăng 600-800 gram, thậm chí là 1kg trong vòng 1 tháng. Đây là giai đoạn tăng trưởng cân nặng mạnh mẽ nhất của trẻ. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6: Bé sẽ bắt đầu tăng cân ổn định hơn với tốc độ khoảng 500 gram mỗi tháng. Từ tháng thứ 7 trở đi: Bé tăng khoảng 400-500 gram mỗi tháng. Nếu cân nặng của bé tăng ít hơn 20% so với tốc độ tăng cân tiêu chuẩn trung bình trên thì bé có thể đang trong tình trạng chậm lên cân. Điều này có thể do nguồn dinh dưỡng trẻ hấp thu từ sữa hiện tại là không đủ nên mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc đổi sữa cho bé. ĐỘ TUỔI CỦA BÉ KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI LOẠI SỮA HIỆN TẠI Mọi loại sữa công thức đều nêu rõ độ tuổi phù hợp với trẻ. Nếu bé không còn nằm trong độ tuổi chỉ định của hãng sữa, ba mẹ có thể cân nhắc đổi sữa phù hợp với độ tuổi con hơn vì sữa công thức cho từng nhóm tuổi sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nhìn chung, sữa công thức cho từng nhóm tuổi sẽ có những đặc điểm sau: Sữa cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi: Bạn nên ưu tiên các loại sữa có chứa DHA và ARA để giúp bé phát triển trí não và thể lực tốt nhất. Sữa cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi: Sữa công thức dành riêng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần chứa nhiều canxi và sắt để hỗ trợ quá trình phát triển xương và não của trẻ. Sữa cho bé từ 12 đến 24 tháng tuổi: Ba mẹ hãy ưu tiên chọn các loại sữa công thức giàu vitamin và khoáng chất cho bé trong độ tuổi này. 3.BẬT MÍ CÁCH ĐỔI SỮA CÔNG THỨC CHO BÉ GIÚP MẸ KHỎE NHÀN Trong việc đổi sữa công thức cho bé, trước tiên, bạn cần chọn được loại sữa mới phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của con. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng quy trình giúp bé làm quen sữa mới một cách hiệu quả. Bạn hãy tham khảo những thông tin mà Hadu Pharma tổng hợp ngay sau đây! CHỌN LOẠI SỮA MỚI PHÙ HỢP Sữa công thức mới phải phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Chọn sữa phù hợp với độ tuổi Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Vậy nên, bạn cần quan sát và cân nhắc kỹ để lựa chọn sữa phù hợp với nhu cầu của bé. Trong 3 tháng đầu: Bé sẽ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và cân nặng. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6: Đây là giai đoạn cơ thể bé tích trữ năng lượng. Từ tháng thứ 7 đến 1 tuổi: Ở giai đoạn này, cơ thể bé sẽ chuyển hóa các chất mạnh mẽ hơn. Trong 3-6 tháng đầu, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng sữa công thức cho bé. Những tháng đầu đời là lúc hệ miễn dịch của bé còn chưa ổn định nên bạn cũng hạn chế thay đổi sữa trong giai đoạn này. Khi được 7 tháng tuổi, bé đã phát triển cân nặng ổn định và hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả hơn nên bạn có thể thay đổi sữa dựa vào các dấu hiệu của bé. Chọn vị sữa mà bé thích Chọn sữa có mùi vị mà bé thích cũng là cách giúp bé hào hứng hơn với mỗi cữ bú, thúc đẩy quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho con. Vậy nên, khi đã chọn được những loại sữa có thành phần dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát triển của con, bạn hãy ưu tiên vị sữa mà bé thích. Để chọn được loại sữa phù hợp với khẩu vị của bé, bạn hãy quan sát biểu hiện của bé với từng loại sữa khi bé thử một loại sữa công thức mới. Tham vấn ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khi chọn sữa công thức mới cho con. Bạn hãy thảo luận cùng bác sĩ về thành phần dinh dưỡng trong sữa cũng như thể trạng của con để được tư vấn sản phẩm sữa phù hợp nhất. 4.CÁCH ĐỔI SỮA CHO BÉ THEO TỪNG LỘ TRÌNH CỤ THỂ Có nhiều cách đổi sữa cho bé khác nhau mà bạn có thể cân nhắc tùy vào độ tuổi và lịch sinh hoạt của con. Dưới đây là các cách đổi sữa cho bé phổ biến được nhiều mẹ áp dụng: Đổi ngay mà không qua giai đoạn chuyển tiếp Nếu bé đã có hệ miễn dịch ổn định, cân nặng hợp lý cùng thể trạng tốt và thuộc típ dễ ăn, bạn có thể cho bé đổi sữa ngay lập tức mà không cần phải trải qua quãng thời gian chuyển đổi. Thông thường, giai đoạn bé đủ thể trạng để đổi sữa ngay lập tức là khoảng 6-7 tháng tuổi. Nếu bạn và bác sĩ đã chọn được sữa có thành phần dinh dưỡng và mùi vị phù hợp với bé thì có thể cho con dùng ngay trong thời điểm này. Đổi sữa có giai đoạn chuyển tiếp Để đổi sữa cho con, ba mẹ có thể sắp xếp cho con một giai đoạn chuyển tiếp để bé thích nghi dần với sữa công thức mới. Đây cũng là khoảng thời gian để ba mẹ quan sát tình trạng sức khỏe của con sau khi đổi sữa. Cách đổi sữa cho bé có giai đoạn chuyển tiếp như sau: -Pha sữa với tỷ lệ mới bằng ⅓ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày. Bạn quan sát thấy trẻ không có hiện tượng bú ít, bỏ bú hay tiêu chảy thì tiếp tục tăng tỷ lệ sữa mới trong những ngày tiếp theo. -Pha sữa với tỷ lệ sữa mới bằng ½ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày và tiếp tục quan sát biểu hiện khi bú và tình hình sức khỏe của con. -Pha sữa với tỷ lệ sữa mới bằng ⅔ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày và tiếp tục quan sát như trước. -Sau khoảng thời gian chuyển tiếp trên, bé đã quen với sữa mới và bạn có thể cho con uống sữa mới hoàn toàn. Đổi sữa luân phiên Khác với cách đổi sữa cho bé ở trên, cách đổi sữa cho bé luân phiên sẽ không yêu cầu bạn trộn hai loại sữa công thức với nhau. Theo cách này, bạn sẽ cho bé bú luân phiên loại sữa hiện tại và loại sữa mới ở mỗi cữ bú.