CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG
26

Th 02

NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG

  • admin
  • 0 bình luận

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn. Vi chất dinh dưỡng bao gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E…) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, sắt, photpho, kẽm, i ốt, selen, đồng…). Đây là những chất rất cần thiết tham gia vào mọi quá trình hoạt động của cơ thể con người. Những chất này tuy cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ (tính bằng mcg đến mg) nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Khi thiếu vi chất sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể, đặc biệt là với đối tượng phụ nữ và trẻ em. Việc cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin và khoáng chất hằng ngày là cơ sở cho một sức khỏe tối ưu và còn có thể chống lại nhiều bệnh tật. Hơn nữa một số vitamin và khoáng chất có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương tế bào có liên quan đến một số bệnh thường gặp, như bệnh Alzheimer, béo phì, bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư. Theo Bộ Y Tế, để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, bên cạnh giải pháp ngắn hạn là uống bổ sung các sản phẩm vi chất dinh dưỡng (như viên nang vitamin A liều cao, viên đa vi chất,...), giải pháp trung hạn là sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thì giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn. Do đó, cần tăng cường công tác truyền thông, khuyến khích người dân sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày, ưu tiên lựa chọn và sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, theo Khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới và Bộ Y Tế. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hằng năm, Bộ Y Tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6-59 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc.  Bộ Y Tế khuyến cáo 6 nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như sau: 1.Mọi người, mọi gia đình hãy thực hiện bữa ăn hằng ngày đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn và sử dụng TPCN tăng cường vi chất dinh dưỡng. 2.Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. 3.Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hằng ngày của trẻ, thêm mỡ hoặc dầu ăn để hấp thu vitamin A, vitamin D. 4.Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A 2 lần/ năm.  5.Trẻ từ 24-59 tháng tuổi cần được tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng nhiễm giun, sán. 6.Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/ axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.  

3 LOẠI VITAMIN NGỪA MỆT MỎI VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG
23

Th 02

3 LOẠI VITAMIN NGỪA MỆT MỎI VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG

  • admin
  • 0 bình luận

Mặc dù uống vitamin không phải là nguồn năng lượng trực tiếp nhưng một số vitamin có thể góp phần tăng mức năng lượng và giúp bạn bớt mệt mỏi. Các chất bổ sung sẽ hữu ích cho những người bị thiếu hụt. 1.CÁC VITAMIN TỐT NHẤT GIÚP TĂNG NĂNG LƯỢNG Rất nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi và thiếu năng lượng. Các chuyên gia cho rằng các chất đóng vai trò trong việc cung cấp đủ năng lượng là vitamin B12, C và D. Cơ thể con người không tự tổng hợp được vitamin B12. Khi cơ thể suy nhược và mệt mỏi do thiếu vitamin B12, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 là một cách tuyệt vời để tăng cường năng lượng. Vitamin B12 thường được tìm thấy nhiều nhất trong protein động vật, có nghĩa là những người ăn chay hoặc tuân theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt đều có nguy cơ bị thiếu hụt loại vitamin này. Vitamin D thường liên quan đến sức khỏe của xương và chức năng hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D cũng dẫn đến suy nhược và mệt mỏi. Những người ở vùng khí hậu lạnh mùa đông kéo dài và ít nắng dễ bị thiếu vitamin D hơn và nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D cũng rất hạn chế, vì vậy việc bổ sung thường được chuyên gia khuyến khích. 2.LƯU Ý CẦN THIẾT KHI DÙNG VITAMIN ĐỂ TĂNG CƯỜNG NĂNG LƯỢNG Việc thử nghiệm nhiều loại vitamin khác nhau sẽ không an toàn vì bạn không chắc chắn về tác dụng phụ của chúng và người dùng phải đề phòng các tương tác. Đơn giản nhất, bạn dễ lãng phí tiền vào các chất bổ sung mà không mang lại lợi ích cho cơ thể. Nguy hiểm hơn, nếu dùng quá liều, một số chất bổ sung mà không mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nguy hiểm hơn, nếu dùng quá liều, một số chất bổ sung có thể gây độc, đặc biệt khi dùng nhiều chất bổ sung khác nhau cùng lúc vì có một ngưỡng về lượng vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần xử lý trong một khoảng thời gian nhất định. Trước khi bổ sung bất cứ loại TPCN nào, bạn phải nói chuyện với bác sĩ. Mặc dù việc uống vitamin thường ngày là an toàn nhưng bác sĩ có thể đề xuất một lịch trình khác dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn hoặc loại thuốc bạn đang dùng. Bạn cũng không bao giờ nên vượt quá số lượng ghi trên nhãn của nhà sản xuất. Hãy cẩn thận với các chất bổ sung được quảng cáo là tăng cường năng lượng vì chúng thường chứa caffeine hoặc các chất kích thích mạnh khác có thể ảnh hưởng tới tâm trạng, rối loạn tiêu hóa, thay đổi chất lượng giấc ngủ, và thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của bạn. Bạn không cần bổ sung vitamin để có thêm nguồn năng lượng hằng ngày. Chuyên gia khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn các thực phẩm lành mạnh dựa trên thực vật để đáp ứng tất cả nhu cầu vitamin thay vì dựa vào một loại thực phẩm chức năng chế biến sẵn. Chuyên gia cũng cảnh báo người tiêu dùng vitamin dạng kẹo vì chúng thường chứa thêm đường hoặc rượu đường không cần thiết và không được coi là lựa chọn thay thế chất lượng. 3.TỐT NHẤT LÀ NHẬN VITAMIN TỪ THỰC PHẨM Mặc dù việc dùng thực phẩm bổ sung để tăng cường năng lượng có vẻ hấp dẫn nhưng vitamin không phải là cách khắc phục dễ dàng và đơn giản. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị thiếu ngủ, mệt mỏi mãn tính hoặc các vấn đề năng lượng khác cần được bác sĩ  thăm khám và điều trị cụ thể. Trong một số trường hợp, tình trạng thiếu vitamin khiến cơ thể bạn quá mệt mỏi, việc tăng mức vitamin B12, C và D thông qua vitamin và chất bổ sung có thể hữu ích. Nhưng có nhiều cách tốt hơn để chống mệt mỏi hơn là dùng thực phẩm bổ sung. Các chuyên gia khuyến khích thói quen ngủ tốt hơn và cải thiện dinh dưỡng như một sự thay đổi có lợi hơn là chỉ dựa vào vitamin.  

6 THỰC PHẨM CAY GIẢM NGHẸT MŨI VÀ ĐAU ĐẦU DO VIÊM XOANG KHI TRỜI LẠNH
23

Th 02

6 THỰC PHẨM CAY GIẢM NGHẸT MŨI VÀ ĐAU ĐẦU DO VIÊM XOANG KHI TRỜI LẠNH

  • admin
  • 0 bình luận

Viêm xoang gây nghẹt mũi và đau đầu khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và hiệu quả công việc. Dưới đây là 6 loại thực phẩm cay giúp người bị viêm xoang chống nghẹt mũi và đau đầu. Thông thường, nghẹt mũi và cơn đau đầu do viêm xoang sẽ khiến vị giác rơi vào trạng thái không hoạt động. Bằng cách thêm một chút vị cay vào bữa ăn hoặc đồ uống, nó có thể giúp đánh thức vị giác giảm bớt khó chịu mà nhiễm trùng xoang gây ra. Các loại thực phẩm cay này không phải là phương pháp trị bệnh mà là giúp hỗ trợ tạm thời. 1.GỪNG GIẢM TẮC NGHẼN, SƯNG TẤY, ĐAU DO VIÊM XOANG Gừng được sử dụng nhiều ở châu Á như một loại gia vị và dược tính nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Gừng cực kỳ hữu ích trong điều trị nhiễm trùng xoang. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm và kháng histamine tự nhiên. Những tác nhân này giảm tắc nghẽn, sưng tấy, đau và sẽ giúp giảm các triệu chứng đau của nhiễm trùng xoang. Gừng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh hoặc cảm cúm. Y Học Trung Quốc khuyên dùng gừng để giúp giảm ho. Một loại trà phổ biến (có nguồn gốc từ Ấn Độ) được làm từ gừng, chanh và mật ong được cho là có tác dụng thông mũi bằng cách pha tách trà để hơi ấm và hơi nước giúp thư giãn và thông mũi. Đặc tính giảm đau của gừng cũng sẽ giúp cơ thể giảm bớt những cơn đau nhức do tắc nghẽn và đau đầu. 2.CỦ CẢI GIÚP ĐẨY LÙI NHỮNG CƠN ĐAU HỌNG, TẮC MŨI Bất kể màu sắc của củ cải như thế nào, chúng đều hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên và cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Trong củ cải chứa một lượng cay nhất định, vì vậy có thể đẩy lùi những cơn đau họng, những triệu chứng tắc mũi vì chúng rất giàu vitamin C.  Củ cải trắng có khả năng cải thiện lưu thông máu và làm giãn mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu. Nếu bị đau nửa đầu do viêm xoang, hãy bổ sung củ cải trắng vào bữa ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng này. Lấy một ít củ cải sống để nhai hoặc uống nước ép hoặc nấu các món ăn. Uống nước ép củ cải trắng không chỉ làm thông thoáng đường thở bị tắc, loại bỏ chất nhầy dư thừa mà còn giúp chống lại bệnh tật. 3.TỎI CÓ ĐẶC TÍNH CHỐNG VIRUS, CHỐNG NẤM VÀ KHÁNG KHUẨN Tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tỏi có chứa một hợp chất là alliin, khi tỏi được nghiền nát hoặc nhai, hợp chất này biến thành allicin, chứa lưu huỳnh, tạo cho tỏi có mùi và vị đặc biệt, tạo ra đặc tính chữa bệnh của tỏi. Đối với nhiễm trùng xoang sâu, tỏi có thể đặc biệt hữu ích. Khi nghiền nát, tỏi thực sự có đặc tính chống virus, chống nấm và kháng khuẩn có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành cho cơ thể. Tỏi có một thành phần hoạt chất trong tỏi gọi là allyl thiosulfonate được cho là có tác dụng giảm nghẹt mũi tạm thời. Ăn tỏi sống sẽ cảm nhận được vị cay bao trùm vị giác và tỏi có thể sẽ khiến bạn chảy nước mắt nhưng sẽ dễ thở hơn một chút. Ăn tỏi sống sẽ có nhược điểm là hơi thở có mùi tỏi khó chịu nhưng việc trộn nó vào món salad hoặc thậm chí là nước sốt có thể giảm điều đó. 4.HÀNH TÂY GIÚP THÔNG XOANG BỊ NGHẸT Hành tây có vị hăng và cay khác với ớt, loại rau cay nồng này không chỉ khiến chảy nước mắt khi cắt lát giúp làm thông xoang nghẹt mũi. Hành tây có hàm lượng quercetin cao, một loại flavonoid giúp cải thiện chức năng hô hấp bằng cách giảm viêm và hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên để chống lại phản ứng dị ứng. Cắt nhỏ hành sống để thêm vào món salad, hoặc cắt nhỏ để thêm vào các món nướng và hầm. Loại hành tây màu nâu có vị hăng nhất, sau đó là loại màu trắng. 5.MÙ TẠT CAY GIẢM NGHẸT MŨI Một loại gia vị thơm ngon giúp làm giải tỏa tắc nghẽn là mù tạt càng cay càng tốt. Mù tạt, khi ăn vào sẽ thấy giảm nghẹt mũi, thông mũi, chảy nước mắt, và hơi nồng lên đầu. Lý do, tinh dầu hạt cải kích thích dây thần kinh số 5, kích thích hệ giao cảm, co niêm mạc mũi, co bóp túi lệ. Lấy một thìa cà phê pha với các loại như xì dầu, gia vị chanh ớt… để có một loại nước chấm, nước xốt tuyệt vời trong món sashimi, các món nướng… 6.ỚT GIÚP GIẢI PHÓNG CHẤT NHẦY BỊ TẮC VÀ THÔNG ĐƯỜNG THỞ BỊ TẮC NGHẼN Ớt là loại cay nhất trong danh sách và cũng có tác dụng tốt nhất. Ớt chứa capsaicin là thuốc giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, phản ứng hoặc cơ thể có chảy nước mắt và chảy nước mũi đều giúp giải phóng chất nhầy bị tắc và thông đường thở bị tắc nghẽn gây đau. Có thể ăn ớt sống, hoặc ớt ngâm mắm, ngâm dấm hoặc dùng ớt bột với các món ăn.  

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG: GIẢI ĐÁP 9 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
23

Th 02

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG: GIẢI ĐÁP 9 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP

  • admin
  • 0 bình luận

Trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường loại 2, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu, bảo vệ tim và duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, liệu bạn có chắc chắn về loại thực phẩm cùng hàm lượng nên tiêu thụ mỗi ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn chưa? Sau đây là 9 câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường loại 2. 1.TÔI CÓ THỂ ĂN TINH BỘT (CARBOHYDRATE) KHÔNG? Mặc dù carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu nhưng bạn không cần phải loại bỏ carb ra khỏi chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Nhìn chung, nam giới cần 60-75g/ ngày, trong khi phụ nữ chỉ cần nạp 40-60g/ ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể cần điều chỉnh lượng carbohydrate nạp vào, tùy thuộc mức độ hoạt động thể chất, cân nặng và chiều cao của bạn. 2.NÊN CHỌN LOẠI CARB NÀO TRONG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG? Khi đang cần hạn chế carb, bạn nên nhắm đến chất lượng, tức là chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đó là những thực phẩm như gạo nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi. Nhìn chung, các loại rau như bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây, cà rốt và dưa chuột, 128g rau chứa khoảng 5g carb. 3.BỊ TIỂU ĐƯỜNG TỨC LÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ĂN ĐỒ NGỌT? Các món ngọt không hẳn là “đồ cấm” trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên bạn nên thay thế chúng bằng vị ngọt tự nhiên từ trái cây tươi. Hàm lượng đường trong trái cây sẽ tạm thời thỏa mãn vị giác của bạn mà vẫn duy trì được cân nặng lý tưởng cho người bệnh. 4.CHẤT BÉO KHÔNG TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Điều này hoàn toàn không đúng. Có 2 loại chất béo là chất béo xấu và chất béo tốt. Chất béo xấu là chất béo bão hòa và chuyển hóa. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngược lại, chất béo tốt như không bão hòa đơn, không bão hòa đa và omega 3 giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL). Do đó bạn nên tránh ăn bơ, phô mai hay thịt mỡ, thay vào đó là ăn các loại hạt, quả hạch, bơ, cá và dầu ô liu sẽ bổ dưỡng hơn. Chế độ ăn bổ sung cho người tiểu đường cho phép bổ sung các loại chất béo tốt. 5.TÔI NÊN NẠP BAO NHIÊU CHẤT BÉO TRONG CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG? Hàm lượng chất béo tiêu thụ nên rơi vào khoảng 20-35% tổng lượng calo, tuy nhiên lượng chất béo bão hòa không được vượt quá 7%. Riêng chất béo chuyển hóa, bạn nên cần hạn chế hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Bên cạnh đó, chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật chỉ nên được tiêu thụ vừa phải vì chúng vẫn chứa nhiều calo. 6.TÔI NÊM RẤT ÍT MUỐI VÀO THỨC ĂN, VẬY TẠI SAO TÔI CẦN PHẢI LO LẮNG VỀ NATRI? Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ ít hơn 1.500 miligam natri mỗi ngày. Đó là bởi vì ăn nhiều muối gây ra huyết áp cao và bệnh tim, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, thực phẩm đóng gói còn được thêm rất nhiều muối. Đây là nguồn natri bạn cần lưu ý. Thay vào đó, hãy tìm nhãn hộp ghi rõ “không có muối”. 7.TẠI SAO TÔI CẦN HẠN CHẾ UỐNG RƯỢU? Đàn ông không nên uống quá 2 ly đồ uống có cồn mỗi ngày và phụ nữ không nên uống nhiều hơn 1 ly. Một ly tương đương với 335ml bia, 148ml rượu vang và 44ml rượu mạnh. Bên cạnh việc làm tăng calo trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, uống rượu khi bụng đói có thể khiến mức đường huyết giảm một cách nguy hiểm. Bạn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi uống rượu để biết được cơ thể bạn bị ảnh hưởng như thế nào. 8.TÔI CÓ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH, VẬY TẠI SAO TÔI KHÔNG THỂ GIẢM CÂN? Hoạt động thể chất thường xuyên cũng không kém việc ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Vì ngay cả khi bạn đi theo chế độ ăn lành mạnh nhưng thiếu vận động, lượng calo dư thừa vẫn được tích trữ dưới dạng chất béo. Do đó bạn nên luyện tập thể thao ít nhất 150 phút/ tuần. 9.CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ DUY TRÌ CÂN NẶNG ỔN ĐỊNH LÀ GÌ? Để kiểm soát cân nặng và duy trì mức năng lượng phù hợp, bạn hãy ăn kết hợp giữa đạm (protein), chất béo tốt và tinh bột (carbohydrate). Carbs dễ dàng hấp thu vào cơ thể nên việc ăn kèm đạm và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn mức đường huyết tăng đột biến. Bạn nên đảm bảo ăn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng để đảm bảo lượng đường trong máu và tránh ăn quá nhiều.     

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: