CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
21

Th 11

SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển nặng hơn có thể gây ra các vết nhiễm trùng. 1.NGUYÊN NHÂN SUY GIÃN TĨNH MẠCH Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính do áp lực dòng máu trong tĩnh mạch. Bệnh thường gây phù chi dưới, thay đổi sắc tố da. Thông thường, động mạch đóng vai trò đưa máu từ tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Còn tĩnh mạch đưa máu các cơ quan về tim. Tĩnh mạch có suy van 1 chiều, chỉ đưa máu từ tim đi cơ quan, không đi chiều ngược lại. Đặc biệt ở chi dưới, có rất nhiều van 1 chiều. Khi van tĩnh mạch chi dưới suy, máu không về tim được và gây trào ngược trở lại. Từ đó dẫn tới hiện tượng phù chi dưới. Suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Suy giãn tĩnh mạch khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì, chuột rút chân, mỏi chân vào buổi chiều. Từ đó dẫn tới suy giảm chất lượng cuộc sống và giảm năng suất làm việc. Hơn nữa, sự thay đổi về sắc tố da cũng khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi chân xuất hiện các búi giãn mao mạch và tĩnh mạch lớn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển nặng hơn có thể gây ra vết nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể bị lở loét, thậm chí có nguy cơ hoại tử, điều trị khó dứt điểm. Các đối tượng có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch bao gồm:  Những người làm việc trong môi trường đứng lâu, ngồi lâu, ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, giáo viên, cảnh sát giao thông… Những người có cơ địa thừa cân, béo phì. Những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Những người từ 65 tuổi trở lên. Những người có yếu tố tiền sử gia đình mắc suy giãn tĩnh mạch. Phụ nữ mang thai hoặc có thói quen đeo giày cao gót quá lâu. 2.DẤU HIỆU SUY GIÃN TĨNH MẠCH Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường tiến triển chậm, ít biểu hiện. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là: tê bì chuột rút, mỏi các bắp chân, phù nhẹ về chiều, giãn các tĩnh mạch dưới da. Tiếp đó người bệnh sẽ có các biểu hiện giãn tĩnh mạch dưới da, sau đó là biến đổi sắc tố da trường hợp nặng có thể bị hoại tử loét. 3.PHÒNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch nên thực hiện các điều sau: Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi nằm nghỉ, ngủ có thể kê chân cao bằng một chiếc gối mềm. Hàng ngày nên tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót hoặc mặc quần bó sát người và hạn chế sử dụng thuốc tránh thai dài ngày. Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin vào thực đơn hằng ngày và uống nhiều nước.  

7 DẤU HIỆU CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ CHỊ EM CẦN BIẾT
21

Th 11

7 DẤU HIỆU CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ CHỊ EM CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng xảy ra thường xuyên. Nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy nguyên nhân do đâu, làm thế nào để cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ? Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất: estradiol, estriol và estron. Nó được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quyết định tạo nên vóc dáng cũng như tính cách yểu điệu của phụ nữ. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ NỮ Hàm lượng estrogen cao: Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, căng thẳng, stress kéo dài, hàm lượng progesterone trong cơ thể giảm sút, estrogen tăng cao hơn… tất cả điều này sẽ làm mất đi sự cân bằng của nội tiết tố, đẩy hàm lượng estrogen lên cao, dẫn đến rối loạn ở buồng trứng, tuyến yên và trục não bộ.  Độc tố từ thực phẩm: Tiêu thụ các thực phẩm công nghiệp giàu estrogen cũng có thể gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, ăn ngọt nhiều, dinh dưỡng quá mức đều có thể dẫn tới hội chứng buồng trứng đa nang, suy dinh dưỡng do ăn kiêng cũng dễ làm suy giảm nội tiết tố. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ NỮ Một khi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị rối loạn thì sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ. Triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố rõ nhất chính là: Giảm ham muốn tình dục Ham muốn tình dục, cảm giác khoái cảm khi quan hệ nữ giới do hormon estrogen và progesteron mang lại. Do đó khi hàm lượng các loại hormon này bị thay đổi sẽ dẫn đến hiện tượng giảm ham muốn tình dục và khó đạt được khoái cảm. Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ khác thường gặp. Nhưng phần lớn các chị em thường chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh rối loạn nội tiết tố rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác. Bởi thế, mà khó phát hiện ra bệnh sớm. Vì lý do này mà không ít chị em phải gánh những tác hại nghiêm trọng do bệnh gây ra. Dễ mắc các bệnh phụ khoa Rối loạn nội tiết tố nữ khiến cho cơ chế sản sinh nội tiết tố nữ bị gián đoạn, trục trặc. Chính vì thế mà thành âm đạo không thể tiết dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo, khiến môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và dễ dàng bị tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Chị em dễ dàng bị mắc các bệnh viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tâm lý bất thường Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng. Sự căng thẳng tâm lý, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng. Nguyên nhân bởi hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin - một loại cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt khác thường Nếu chu kỳ kinh nguyệt đang đều đặn mà có bất kỳ sự bất thường nào thì nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố nữ là rất cao. Một số dấu hiệu khác là kỳ kinh thường kéo dài ra hoặc thu ngắn lại. Lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, màu đen và bị vón cục. Rối loạn nội tiết tố khiến cho buồng trứng, tử cung hoặc bị rối loạn theo. Bởi thế mà chu kỳ kinh nguyệt không đều. Huyết áp bất thường  Nguyên nhân là do lượng natri trong cơ thể dư thừa sẽ làm tăng tình trạng trữ nước. Từ đó, dẫn đến tăng huyết áp trong khi tỷ lệ giữa natri và nước trong cơ thể của bạn ổn định là do sự cân bằng hormon aldosteronenên khi cơ thể mất cân bằng hormon aldosterone thì cơ thể sẽ bị cao huyết áp. Ảnh hưởng tới nhan sắc của nữ giới Nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của phái đẹp. Khi nội tiết tố ổn định sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm của da, điều tiết bã nhờn… Khi nội tiết tố có vấn đề thì da sẽ khô, nhăn nheo, tóc dễ bị gãy rụng, tăng cân, tích mỡ ngay cả khi đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Cân nặng thay đổi Việc tăng cân mất kiểm soát sẽ xuất hiện, ngay cả khi đang ăn chế độ ăn uống không thay đổi hoặc giảm khẩu phần ăn. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ việc mất cân bằng hormon trong cơ thể. Sự không ổn định này có thể dẫn tới cơ thể tích trữ mỡ thừa và làm suy giảm sự linh hoạt của các khối cơ, dẫn đến việc làm tăng cân bất thường. CẢI THIỆN NỘI TIẾT TỐ NỮ Ở độ tuổi trung niên cần thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt khoa học để có thể cải thiện rối loạn nội tiết tố, cụ thể là: Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm cần thiết như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh… Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ… Bổ sung các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như Omega 3, Omega 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành… Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho người khỏe mạnh là từ 1,5-2l nước lọc, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi.  Tập thể dục mỗi ngày, đây là cách giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên không nên tập thể dục quá sức.  Ngủ đủ giấc và giảm stress cũng là một yếu tố giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7-8 giờ.  

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT
21

Th 11

TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Chỉ số đường huyết không ổn định, quá thấp hay quá cao đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp đường huyết cao vượt mức, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận trong cơ thể. RỐI LOẠN Ý THỨC DO TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Trên thực tế ghi nhận tại phòng khám có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức do tăng đường huyết cấp tính. Điển hình là trường hợp 1 bệnh nhân tại Cao Bằng nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mức đường huyết tăng đột biến, biểu hiện cử động không kiểm soát, kích động mạnh, lơ mơ và mất ý thức. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước khi vào viện bệnh nhân cảm thấy lú lẫn không rõ nguyên nhân. Tình trạng kích thích, vật vã và mất ý thức xảy ra đột ngột. Do không thường xuyên đi khám sức khỏe nên bệnh nhân không hề biết mình đái tháo đường. Lúc đầu bệnh nhân nghĩ rằng chỉ bị cảm cúm nên không đi khám, trong 3 ngày liên tục ở nhà bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt, khát nước, và không thể ăn uống. Sau khi nhập viện và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị kích thích vật vã do đường huyết lên tới 48 mmol/L, kèm theo rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức do tăng đường huyết cấp tính và tiến hành điều trị tích cực. Đến ngày thứ 3 sau điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo, dần ổn định, và sau 1 tuần tình trạng rối loạn ý thức đã hoàn toàn biến mất. Bệnh nhân phục hồi tốt và trở về trạng thái bình thường. BIỂU HIỆN CỦA TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT Cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu bị tiểu đường. Nhờ đó sẽ biết khi nào lượng đường huyết cao hơn mức cho phép. Tình trạng tăng đường huyết thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi chỉ số đường huyết tăng đáng kể, cao hơn 200 mg/dL hoặc 11 mmol. Tuy nhiên, những dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm: thường xuyên đi tiểu, khát nước nhiều, mờ mắt, mệt mỏi, nhức đầu. Nếu không được can thiệp những dấu hiệu cảnh báo trên, bệnh sẽ dẫn đến biến chứng toan xeton, nghĩa là sự tích tụ các độc tố - xeton trong máu và nước tiểu. Những triệu chứng của nhiễm toan xeton bao gồm: hơi thở có mùi trái cây, buồn nôn, ói mửa, khó thở, khô miệng, suy nhược, đau bụng, lú lẫn, hôn mê, thậm chí là tử vong. TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT CẤP CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM NẾU KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP SỚM Tăng đường huyết hay còn gọi là đường huyết cao, xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể không thể cân bằng được lượng glucose (đường) trong máu. Thông thường tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Khi bị bệnh đái tháo đường thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên nếu không điều trị đúng cách, chẳng hạn như không theo chế độ ăn uống hợp lý và bỏ thuốc uống theo đơn của bác sĩ. Nếu không được điều trị tăng đường huyết dai dẳng có thể dẫn đến một số biến chứng ở một số bộ phận của cơ thể. Nếu lượng đường trong máu quá cao và tích tụ lâu thì các biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bị đái tháo đường trong một thời gian dài, có thể sẽ không gây bất kỳ triệu chứng nào dù lượng đường trong máu tăng lên. Tăng đường huyết cấp có thể gây nguy hại đến tính mạng nếu không được can thiệp sớm. Vì vậy, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là với những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Đặc biệt khi có các triệu chứng như nôn mửa kéo dài, đi tiểu liên tục, chóng mặt, nhìn mờ đột ngột, khó thở, nhịp tim nhanh, khát nước và mệt mỏi… thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.  

NGƯỜI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ?
21

Th 11

NGƯỜI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

“Người bị hạ đường huyết nên ăn gì?” là thắc mắc mà nhiều người quan tâm tìm hiểu để tìm cách tăng cường lượng đường trong máu nhanh chóng, hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm. 1.HẠ ĐƯỜNG HUYẾT LÀ GÌ? Nồng độ đường huyết bình thường trong ngày có thể thay đổi lên xuống trong một phạm vi cố định tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu tụt xuống dưới mức khỏe mạnh mà bạn không được điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm. Hạ đường huyết là tình trạng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dL hoặc 3,9mmol/L ở người mắc bệnh đái tháo đường. Đối với người không bị đái tháo đường thì hạ đường huyết là khi nồng độ trong máu thấp hơn 55 mg/ dL hoặc 3,1 mmol/L. Các triệu chứng hạ đường huyết thường diễn ra nhanh chóng từ nhẹ đến nặng và khác nhau ở mỗi người, thường thấy nhất có thể là: Run rẩy tay chân Đổ mồ hôi, ớn lạnh Tim đập nhanh Cảm thấy không tỉnh táo Choáng váng, chóng mặt Có cảm giác đói Buồn nôn Da xanh xao, nhợt nhạt Buồn ngủ Cảm thấy mất sức lực, không có năng lượng Mờ mắt, suy giảm thị lực Ngứa hoặc tê ở môi, lưỡi, má Nhức đầu Hạ đường huyết là tình trạng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường (nhất là đái tháo đường tuýp 1) nhưng cũng có khi xảy ra ở người bình thường không mắc bệnh. Trường hợp hạ đường huyết nhẹ có thể điều trị bằng cách ăn uống để bổ sung thêm đường/ carbohydrate cho cơ thể. Nếu bị hạ đường huyết nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng, người bệnh cần được đưa tới bệnh viện nhanh chóng để điều trị khẩn cấp. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ? Tuân thủ quy tắc 15-15 Khi điều trị lượng đường trong máu thấp, bạn cần hấp thụ đường càng nhanh càng tốt. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị áp dụng quy tắc 15-15 để điều trị tình trạng hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình. Bạn hãy tuân thủ nguyên tắc 15-15 khi biết mình bị hạ đường huyết sau khi đã kiểm tra. Đây là một quy tắc khá đơn giản và dễ thực hiện: Ăn hoặc uống 15 gam carbohydrate, sau đó đợi 15 phút. Kiểm tra lại nồng độ đường huyết, nếu vẫn thấp hơn 70 mg/dL thì hãy lặp lại bước trên Thực hiện cho đến khi nồng độ đường huyết trở lại bình thường, ít nhất là 70 mg/dL. Khi lượng đường trong máu đã ổn định, hãy ăn 1 bữa nhẹ với lượng protein và carbohydrate cân bằng. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NÊN ĂN GÌ? THỰC PHẨM ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT? Để biết được lượng carbohydrate có trong thực phẩm ăn, hãy đọc bảng thành phần có trên nhãn sản phẩm. Một số thực phẩm mà người bị hạ đường huyết nên ăn hoặc uống để bổ sung được khoảng 15 gam carbohydrate tác động nhanh là: Tụt đường huyết nên uống gì? Uống 1 nửa cốc (khoảng 120ml) nước ép trái cây hoặc nước ngọt thông thường (không phải loại dùng cho người ăn kiêng) hay 1 cốc sữa không béo (khoảng 240ml). 1 thìa canh (khoảng 15ml) đường, mật ong hoặc siro. Hạ đường huyết nên ăn trái cây gì? Ăn một miếng trái cây nhỏ như nửa quả chuối, 1 quả táo nhỏ, 1 quả cam nhỏ, 2 thìa canh nho khô, 15 trái nho… Hạ đường huyết nên ăn kẹo gì? Các loại kẹo như kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo cao su (hãy đọc nhãn thực phẩm để biết nên ăn bao nhiêu). Dùng sản phẩm glucose như 3-4 viên nén hoặc 1 ống gel để bổ sung đường cho cơ thể (sử dụng theo hướng dẫn). NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Bạn nên lưu ý rằng việc lựa chọn nguồn thực phẩm để cung cấp carbohydrate nhanh chóng cho cơ thể khi bị hạ đường huyết cũng rất quan trọng. Carbohydrate phức hợp hoặc thực phẩm có chứa chất béo cùng với carbohydrate (như chocolate, đồ nướng, kem, bánh quy) có thể làm chậm quá trình hấp thu đường nên bạn cần tránh không nên dùng chúng để điều trị hạ đường huyết nhanh.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: