Sản phẩm dinh dưỡng dạng bột là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, người ốm yếu, mệt mỏi, hậu phẫu thuật… Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ với bạn quy trình sản xuất dạng bột chuẩn GMP của nhà máy!
1.NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM
Để chế biến được sản phẩm dinh dưỡng dạng bột đóng lon, nguyên liệu cần phải được lựa chọn kỹ càng, thường là sữa nguyên kem hoặc sữa gầy.
Nguyên liệu phụ gia như: chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, muối…
Những chất này sẽ giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất và có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về độ dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc…
2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT SPDD DẠNG BỘT TẠI NHÀ MÁY HADU
Quy trình chế biến sản phẩm này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn đòi hỏi cần phải đáp ứng được những yêu cầu riêng. Dưới đây là một số bước cơ bản sau:
BƯỚC 1: CHUẨN HÓA
Chuẩn hóa sản phẩm là quá trình điều chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa nguyên liệu.
Quá trình thực hiện dựa trên công nghệ ly tâm và máy phối trộn.
Sữa bột nguyên kem là sữa có hàm lượng chất béo cao khoảng 26-33%, còn sữa gầy có hàm lượng chất béo chỉ 1%.
BƯỚC 2: THANH TRÙNG
Thanh trùng là giai đoạn làm giảm chỉ số VSV có trong sản phẩm xuống mức thấp nhất.
Điều này sẽ giúp vô hiệu hóa vai trò enzyme lipase.
Quá trình được diễn ra vài giây ở nhiệt độ 80-85 độ C.
Thanh trùng sữa sẽ được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng.
Quá trình thanh trùng: gia tăng nhiệt độ sữa, giữ sữa nguyên liệu trong thời gian nhất định, và làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp.
BƯỚC 3: CÔ ĐẶC SỮA
Sữa sau khi được thanh trùng sẽ được đưa vào quá trình cô đặc để làm giảm tối đa lượng nước thừa ra khỏi sữa.
Tại Hadu thường dùng phương pháp cô đặc chân không bởi đây là phương pháp khá nhanh và an toàn, đồng thời giúp cho sữa đảm bảo giữ nguyên hàm lượng giá trị dinh dưỡng và không bị nhiễm vi khuẩn gây hại.
Nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 76 độ C. Sau khi cô hàm lượng chất khô trong sữa là 45-55%.
ƯU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG
Cô đặc nhằm tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí năng lượng khi thực hiện quá trình sấy tiếp theo.
Cô đặc ở áp suất thường thì sữa sẽ luôn tiếp xúc với không khí nên luôn bị nhiễm bẩn, các chất béo bị phân hủy, sản phẩm bị biến tính (đặc sệt, có màu vàng sẫm).
Cô đặc ở áp suất chân không sẽ khắc phục được những nhược điểm trên vì thời gian cô đặc ngắn, nhiệt độ thấp nên tránh thay đổi cấu trúc và sữa và đặc biệt tránh được sự biến đổi của đường lactose do đó sản phẩm có chất lượng và màu sắc tốt.
BƯỚC 4: ĐỒNG HÓA
Sữa sau khi được cô đặc thường có hàm lượng chất béo khá cao. Chính vì vậy, cần thêm 1 khâu đồng hóa để giảm các hạt béo trong sữa.
Quá trình đồng hóa cần phải sử dụng thêm chất nhũ hóa, chất nhũ hóa cần phải không độc hại, không mùi, không màu, không làm biến đổi vị của sữa.
BƯỚC 5: SẤY SỮA
Sấy là khâu vô cùng quan trọng giúp sữa đạt được chất lượng tốt nhất. Điều này giúp sữa tránh được khỏi sự ẩm mốc và bảo quản sữa lâu dài.
Sản phẩm thường được sấy khô ở dạng bột khô khoảng 90-96%, độ ẩm chỉ còn 4-10%.
Một số phương pháp sấy thường được sử dụng chính hiện nay là sấy thăng hoa, sấy phun, sấy trục… Hiện nay sấy phun sữa bột được ứng dụng nhiều nhất tại Hadu.
BƯỚC 6: ĐÓNG GÓI
Sữa bột sau sấy phun được đưa qua hệ thống rây và đem vào thiết bị đóng gói.
Thông thường được đựng trong bao bì bằng kim loại hoặc bao bì giấy để đựng sản phẩm.
Bao bì cần phải hạn chế sự tiếp xúc ánh sáng, không khí, độ ẩm từ môi trường xung quanh.
Người ta thường đóng gói trong điều kiện chân không, hoặc thổi hỗn hợp 90% nito, 10% hydro vào hộp trước khi ghép nắp hộp nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.