Th 09
Có nên cho gia vị vào đồ ăn dặm của trẻ nhỏ không? Gia vị cho trẻ nhỏ nên sử dụng liều lượng như thế nào để vẫn ngon miệng mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. 1.CHO GIA VỊ VÀO THỨC ĂN BỔ SUNG Từ khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh) sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Do đó, cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi 6 trở đi có sự thiếu hụt giữa mức tổng năng lượng cần cho trẻ và mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp. Trẻ càng lớn thì sự thiếu hụt này càng tăng. Vì vậy, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt cho bắt đầu ăn bổ sung. Ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khỏe mạnh. Từ 6-12 tháng tuổi, cần tiếp tục cho trẻ bú vì sữa mẹ tiếp tục cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và từ 12-24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra sữa mẹ còn cung cấp các yếu tố kháng khuẩn bảo vệ trẻ khỏi mắc nhiều bệnh, mang lại sự gần gũi và gắn bó, giúp trẻ phát triển tâm lý. Sau 6 tháng tuổi, phần nhu cầu các chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ sữa mẹ cần được bù đắp bằng thức ăn bổ sung. Ăn bổ sung được định nghĩa là cho ăn thêm các thức ăn đặc khác ngoài sữa mẹ. Các thức ăn và chất lỏng thêm này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Thức ăn bổ sung phải là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. Ngoài ra, ở thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ đủ phát triển để tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn. Tuy nhiên, một số nguy cơ cũng thường xảy ra khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung như trẻ không nhận được đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ dẫn tới suy dinh dưỡng và thiếu vi chất như dẫn đến còi xương do thiếu calci, thiếu máu do thiếu sắt,... Ngoài ra trong các bữa ăn bổ sung của trẻ còn sử dụng các loại gia vị mặn như muối, nước chấm… Vì vậy bữa ăn bổ sung không chỉ cần đảm bảo tính đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn chú ý đến việc sử dụng các gia vị mặn hợp lý. Một chế độ ăn thiếu hoặc thừa muối (natri) đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 2.ẢNH HƯỞNG CỦA GIA VỊ ĐẾN SỨC KHỎE TRẺ Natri và clo, thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch của cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng dù là trẻ mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào độ tuổi mà lượng muối khác nhau. Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ và cứ nghĩ rằng trẻ em phải giống mình vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho trẻ nhỏ. Việc cho muối vào bột/ cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng chức năng thận. Chức năng thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất non nớt và việc mẹ nêm quá nhiều muối/ mắm khi nấu bột/ cháo sẽ tập cho trẻ thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài dẫn đến tổn hại chức năng thận. Hậu quả là trẻ sẽ đối mặt với chứng tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai… Ngoài ra cũng có bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm gây tổn thương não bộ. Ngoài sữa thì ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi trong khẩu phần bổ sung đều có 1 lượng natri nhất định hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của cơ thể trẻ từ 6-12 tháng. Muối cần được tiêu thụ hằng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3g mỗi ngày. Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến sẵn. 3.MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC CHO MẸ KHI NẤU BỘT/ CHÁO CHO TRẺ Khi mẹ nếm bột/ cháo cho trẻ thấy vừa miệng có nghĩa là bột/ cháo đó mặn so với trẻ. Vì vậy mẹ nêm lượng nước mắm vừa phải, ăn thấy nhạt một chút cho trẻ là vừa. Có thể cho một lượng phô mai phù hợp với bát cháo/ bột của trẻ thay thế cho nước mắm/ muối vì phô mai cũng có vị mặn. Nên cho phô mai vào bát bột của trẻ sau khi cho dầu ăn như vậy làm bát thơm ngon hơn, không bị mặn. Trong cơ thể, natri đóng vai trò quan trọng trong duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu. Ngoài ra muối còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh. Nồng độ natri trong cơ thể được giữ ở mức cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế tình trạng thiếu natri rất hiếm gặp ở trẻ em thông thường.
Th 09
Dinh dưỡng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động của não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não dưới đây. 1.NHỮNG DƯỠNG CHẤT QUAN TRỌNG CHO NÃO BỘ CHẤT ĐẠM Đạm được xem là một loại vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành nội tiết tố, dịch tiêu hóa, men và vitamin. Việc thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng. CHẤT I ỐT Thiếu i ốt không chỉ là nguyên nhân khiến lượng i ốt trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ sang bào thai không đủ để đáp ứng sự phát triển của não bộ tối ưu, mà còn nguy cơ làm hàm lượng i ốt trong sữa mẹ cũng thiếu hụt, dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ, từ đó xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp. CHẤT SẮT Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thiếu sắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu của trẻ. Trẻ bị thiếu máu và thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thường thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập của trẻ. ĐƯỜNG GLUCOSE VÀ FRUCTOSE Trong danh sách ăn gì để tăng trí thông minh cho trẻ không thể thiếu các loại thực phẩm có chứa đường glucose. Đường glucose được xem là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não. Việc bổ sung thực phẩm nhiều ngọt và đường sẽ làm gia tăng chỉ số đường huyết nhanh, ảnh hưởng đến hành vi hoạt động trong ngày của não bộ như buồn ngủ hoặc tăng hoạt động. Bổ sung thực phẩm ít ngọt hoặc không làm gia tăng chỉ số đường huyết cao sẽ giúp trí não làm việc hiệu quả hơn. Đường fructose có trong trái cây như táo, bưởi, cam, nho… không gây tăng nhanh và làm cao chỉ số đường huyết, do đó sẽ khá tốt trong việc điều hòa hoạt động não. Ăn nguyên trái cây sẽ có nhiều lợi hơn việc uống nước ép bỏ bã. Ngoài đường fructose thì trong vỏ và da của trái cây còn có chất tự nhiên polyphenol rất tốt cho não. CHẤT ACID AMIN CẦN THIẾT CHO NÃO Acid amin là một trong những đơn vị cấu trúc của chất đạm trong thực phẩm hằng ngày. Não bộ cần acid amin để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hai loại acid amin quan trọng cho trí não có thể kể đến là tryptophan và tyrosine. Thiếu tryptophan sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, não bộ, gây suy giảm trí nhớ và dễ cáu giận. Khẩu phần ăn giàu tyrosine sẽ giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi. CÁC AXIT BÉO KHÔNG NO CHUỖI DÀI Các thành phần trong não bộ có tới 60% là chất béo. Trong đó DHA và ARA được xem là các thành phần lipit chính của não bộ. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi. Cơ thể người mẹ tiếp tục cung cấp 2 loại dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình, do đó việc nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ, thực phẩm giúp trẻ thông minh vượt trội. Trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số IQ cao hơn trẻ bú bình 3-5 điểm. VITAMIN, KHOÁNG CHẤT VÀ NƯỚC Vitamin B6: có tác dụng điều hòa sản xuất và dẫn truyền thần kinh kiểm soát ngủ, nghỉ, cảm xúc và duy trì chức năng bình thường của não bộ. Vitamin B12: là loại vitamin cần thiết cho vỏ bọc của các sợi thần kinh. Vitamin C: tham gia vào quá trình sản xuất dẫn truyền thần kinh. Acid folic: đóng vai trò làm chức năng dẫn truyền tín hiệu của thần kinh. Canxi: canxi đóng vai trò tiếp nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Selen: đây là một loại chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, trì hoãn tiến trình lão hóa. Việc thiếu selen có thể là một rủi ro dẫn đến hội chứng chậm phát triển trí não. 2.TOP THỰC PHẨM GIÚP TĂNG CƯỜNG TRÍ NÃO Trứng chứa choline giúp tăng cường trí não Trứng là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trí não mà cha mẹ nên cho con ăn, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ. Nếu đang tìm kiếm thực phẩm phát triển trí não cho bé, các mẹ dễ dàng bổ sung trứng sau 6 tháng tuổi. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tốt nhất nên bắt đầu với lòng đỏ trứng nghiền để tránh bất kỳ phản ứng dị ứng nào. Với trẻ lớn có thể cho ăn cả quả trứng. Trứng rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B6, B12, protein, folate, selen và choline. Choline là dưỡng chất đặc biệt quan trọng cho sự phát triển trí não. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy rằng chế độ ăn có trứng và các thực phẩm lành mạnh khác như trái cây và các loại đậu có liên quan đến điểm IQ cao hơn so với chế độ ăn nhiều thực phẩm có đường. Quả mọng Quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất…) chứa đầy các hợp chất thực vật hữu ích được gọi là anthocyanin và là thực phẩm rất có lợi cho sự phát triển trí não của bé từ 2 tuổi trở lên. Anthocyanin có lợi cho sự phát triển sức khỏe não bộ, thúc đẩy sản xuất các tế bào thần kinh mới và một số protein nhất định, tăng lưu lượng máu đến não, chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm giúp bảo vệ não. Điều này bao gồm yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não liên quan đến trí nhớ và học tập. Trẻ mới biết đi có xu hướng yêu thích những loại trái cây mềm và ngọt này nhưng nên cho trẻ ăn bằng cách xay hoặc nghiền nát để tránh cho trẻ không bị hóc, nghẹn. Rau lá xanh Cho trẻ tập ăn rau xanh có thể là một thách thức nhưng sức khỏe não bộ của trẻ được tăng cường khi ăn đủ rau xanh. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau diếp, rau bina có các hợp chất bảo vệ não như folate, carotenoids, flavonoid, vitamin E và K1. Chế độ ăn giàu thực phẩm carotenoids như rau xanh tốt cho chức năng nhận thức ở trẻ. Hải sản Hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho chức năng não, bao gồm kẽm, i ốt và chất béo omega-3. Cơ thể cần i ốt để sản xuất chức năng tuyến giáp, được biết là đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não. Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ hải sản với việc nâng cao chức năng nhận thức ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn cá với điểm IQ cao hơn và kết quả học tập được cải thiện ở trẻ em. Nồng độ chất béo omega-3 trong máu thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức ở trẻ. Các loại cá tốt cho trẻ em bao gồm cá hồi, cá trích và cá mòi. Cam Thêm cam vào chế độ ăn của trẻ có thể cải thiện rõ rệt sức khỏe tổng thể bao gồm cả sức khỏe nhận thức. Cam rất giàu flavonoid, nước cam là một trong những nguồn flavonoid được tiêu thụ nhiều nhất. Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống giàu flavonoid như cam và nước cam có thể tăng cường hoạt động thần kinh, tăng lưu lượng máu đến não do đó thúc đẩy chức năng nhận thức. Ca cao Ca cao và các các sản phẩm ca cao là một số nguồn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa flavonoid tập trung nhất, bao gồm epicatechin và catechin. Những hợp chất này có đặc tính chống viêm và bảo vệ não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể có lợi cho sức khỏe não bộ. Flavonoid trong ca cao làm tăng lưu lượng máu đến não, cải thiện khả năng xử lý thị giác, dẫn đến hiệu suất nhận thức tốt hơn trong các nhiệm vụ học tập bằng lời nói và trí nhớ. Sữa chua Cho trẻ ăn sữa chua không đường vào bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ là một cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe não bộ của trẻ. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua là nguồn cung cấp i ốt tuyệt vời. Thực phẩm giàu chất sắt Lượng sắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhận thức ở trẻ em. Sự thiếu hụt này cũng có liên quan đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Trẻ em dưới 7 tuổi được cho là có nguy cơ bị thiếu sắt cao nhất. Các loại hạt Các loại hạt cực kỳ bổ dưỡng và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao có liên quan đến chức năng nhận thức được cải thiện. Chúng bao gồm protein, sắt, folate, vitamin E và kẽm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn các loại hạt có thể giúp cải thiện chất lượng chế độ ăn của trẻ, tăng cường tiêu thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, chất béo lành mạnh và protein. Chất lượng chế độ ăn uống có liên quan đến chức năng nhận thức và kết quả học tập tốt hơn. Ngũ cốc nguyên hạt Não cần được cung cấp glucose liên tục và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp lượng đó rất nhiều. Chất xơ giúp điều chỉnh việc giải phóng glucose vào cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa vitamin B, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh.
Th 09
Chùm ngây là một loại thực phẩm khá phổ biến và còn được biết đến như một vị thuốc quý. Nhiều bộ phận trên cây chùm ngây có tác dụng chữa bệnh, trong đó bao gồm hạt chùm ngây. Vậy loại hạt này có giá trị dinh dưỡng như thế nào, cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.HẠT CHÙM MANG LẠI LỢI ÍCH SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO? Chùm ngây có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại thảo dược này còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây cải ngựa hay cây dùi trống… Gần như tất cả các bộ phận trên cây chùm ngây đều có nhiều dưỡng chất, chẳng hạn như thân, lá, quả, hạt và cả rễ. Nhiều người nhầm lẫn cây chùm ngây và cây rau ngót. Tuy nhiên, hai loại cây này hoàn toàn khác nhau. Hạt chùm ngây có chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin, axit amin, sắt, canxi… rất tốt cho sức khỏe. Những hạt non thì sử dụng ăn tươi, chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong khi đó, những hạt già hơn bạn có thể bóc vỏ, phơi khô, sau đó nghiền nhỏ, bảo quản và sử dụng được lâu hơn. Có thể hấp, luộc hoặc rang hạt chùm ngây. -Cải thiện chất lượng giấc ngủ: bạn có thể dùng lá hoặc hạt chùm ngây để có một giấc ngủ ngon. Nếu là lá chùm ngây tươi, bạn có thể dùng ngâm với nước nóng và uống như một loại trà. Nếu không thích uống trà bạn có thể ăn hạt chùm ngây ngay trong bữa tối để cải thiện giấc ngủ. -Hỗ trợ điều trị tiểu đường: những thành phần trong hạt chùm ngây có thể góp phần điều chỉnh, cân bằng đường huyết hiệu quả. Bên cạnh đó, loại hạt này cũng có tác dụng phòng ngừa tiểu đường. -Cung cấp lượng sắt lớn cho cơ thể: hạt chùm ngây có lượng sắt cao hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác. Những trường hợp ăn chay có nguy cơ bị thiếu sắt cao, có thể bổ sung loại hạt này. Khi cơ thể được cung cấp sắt thì cũng đảm bảo lượng máu cung cấp đến các tế bào và cơ quan, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và luôn tràn đầy năng lượng. -Giúp giảm cholesterol và bổ sung canxi, tốt cho xương khớp. Vì thế đây là loại sản phẩm rất hiệu quả đối với những người mắc bệnh xương khớp. -Cải thiện sức khỏe tim mạch: thành phần dưỡng chất trong hạt chùm ngây có thể làm giảm lượng lipid bị oxy hóa trong cơ thể, từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả. -Tăng cường sức khỏe nhờ các hợp chất chống oxy hóa: trong hạt chùm ngây có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C… giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng tránh nguy cơ bệnh tật. -Giúp làn da luôn khỏe đẹp: những hợp chất trong hạt chùm ngây, bao gồm các chất chống oxy hóa, có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt. Chính vì thế khiến làn da khỏe hơn, sáng hơn và phục hồi nhanh hơn. 2.HƯỚNG DẪN CÁCH CHẾ BIẾN HẠT CHÙM NGÂY Hạt chùm ngây là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chế biến hạt chùm ngây: -Dùng hạt chùm ngây để nấu cháo: nấu cháo từ hạt chùm ngây cùng một số nguyên liệu khác cũng có thể tạo ra món ăn thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất cho cả gia đình. -Hạt chùm ngây ngâm mật ong: đây là bài thuốc chữa ho khá hiệu quả. Ngoài ra hỗn hợp này còn có thể phòng một số bệnh như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh thấp khớp… 3.MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HẠT CHÙM NGÂY -Mặc dù hạt chùm ngây rất tốt nhưng không nên sử dụng quá nhiều, nhất là đối với trẻ nhỏ. Trong loại hạt này có chứa nhiều canxi và vitamin C, nếu dùng quá liều có thể dẫn đến thừa các chất này trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. -Mẹ bầu là một trong những nhóm đối tượng không nên dùng chùm ngây. Một số thành phần trong chùm ngây có thể ảnh hưởng đến tử cung, dẫn đến co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế chị em cần hạn chế ăn loại hạt này khi đang mang bầu. -Trong quá trình chế biến chùm ngây, bạn cần lưu ý không nên nấu quá kỹ để tránh làm mất đi những dưỡng chất của loại hạt này. Tốt nhất chỉ nên nấu chín ở mức độ vừa phải để giữ được tối đa giá trị dinh dưỡng của nó. -Lưu ý khi sử dụng hạt chùm ngây chung với thuốc: nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chùm ngây.
Th 09
Canxi là một trong những khoáng chất vi lượng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu cơ thể thiếu canxi bạn nên biết! 1.CANXI ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta, chúng chiếm từ 1,5-2% trên trọng lượng toàn cơ thể. Nguyên tố này tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay… Nhờ canxi mà xương khớp phát triển tốt, chiều cao đáng mơ ước thì bạn cần bổ sung nguyên tố này cho cơ thể. Không chỉ đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan vận động, chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Không thể phủ nhận rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân lượng canxi vừa đủ để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan. 2.NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆN TƯỢNG THIẾU CANXI Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Trong đó, lý do chính đó là người dân ăn uống không đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên, chúng ta chỉ đạt được 50-60% nhu cầu. Bởi vì người dân vẫn còn hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa. Trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia mà người dân có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi. Đây là tình trạng báo động và mỗi người cần chủ động tăng cường chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. 3.DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ ĐANG THIẾU HỤT CANXI TRẦM TRỌNG -Móng tay giòn, yếu và dễ gãy: móng tay cũng cần đủ lượng canxi. Khi thiếu canxi, móng tay là nơi biểu hiện rõ rệt nhất, móng tay yếu và giòn, ố vàng, có vết nứt, dễ gãy khi va chạm mạnh. -Đau cơ bắp và chuột rút: canxi có vai trò quan trọng với hoạt động của xương và cơ bắp. Nếu thường xuyên bị chuột rút, hay đau bắp tay, cơ chân, tần suất 2-3 lần/ tuần thì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng. -Đau răng, sâu răng hay răng chậm mọc: canxi có vai trò quan trọng với răng. Khi thiếu canxi, răng có tình trạng đau, ngả vàng, dễ bị tổn thương, dễ sâu răng, tăng nguy cơ mắc nha chu. Đối với trẻ nhỏ đang ở tuổi mọc răng, tình trạng thiếu canxi sẽ khiến răng chậm mọc hơn so với những trẻ khác. -Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: khi cơ thể thiếu canxi, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt khi ngồi lâu đứng dậy trong vài giây rồi hết, bạn thường xuyên mệt mỏi, tinh thần bất ổn, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến hay cáu gắt, khó chịu… -Da khô: thiếu canxi dẫn đến da bạn bị khô và bong tróc, tăng nguy cơ các bệnh về da như chàm, vẩy nến. -Khó nuốt, khó nói: khi thiếu canxi, cơ bắp ở cổ họng bị co thắt dẫn đến tình trạng khó nuốt. Nặng hơn có thể thay đổi giọng nói do thanh quản bị co thắt. -Suy giảm trí nhớ: canxi cũng đóng vai trò trong hệ thần kinh, não bộ. Vì vậy khi thiếu canxi sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, nhận thức và khả năng tư duy. -Chứng loãng xương: Khi cơ thể thiếu canxi, xương chính là nguồn đầu tiên bị rút cạn để cung cấp cho cơ thể. Vì vậy nếu thiếu canxi quá lâu, mật độ xương suy giảm, gây nên loãng xương, dẫn đến xương giòn, dễ gãy. Tình trạng loãng xương xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh. -Dậy thì muộn và tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt: thiếu canxi dẫn đến tình trạng dậy thì muộn ở nữ giới. Ngoài ra thiếu canxi còn làm tăng các vấn đề ở thời kỳ tiền kinh nguyệt như đau lưng, đau ngực, rối loạn giấc ngủ, stress, mất tập trung.. -Cao huyết áp: canxi cũng cần thiết cho hoạt động của hệ tim mạch. Vì vậy khi thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp và vấn đề tim mạch khác. -Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh: canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, có vai trò trong nâng cao hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Vì vậy khi cơ thể thiếu hụt canxi, bạn rất dễ mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng… -Các vấn đề đại tràng: chế độ ăn uống thiếu canxi có thể tạo điều kiện cho polyp đại tràng phát triển, gây bệnh tại đại tràng. -Các vấn đề thần kinh: canxi kết hợp với magie và vitamin D trong hoạt động xung điện của cơ thể. Khi thiếu hụt canxi có thể dẫn đến cơn co giật, co thắt.