CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO THỦ TỤC NĂM 2023
27

Th 11

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN THEO THỦ TỤC NĂM 2023

  • admin
  • 0 bình luận

1.THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) LÀ GÌ? “Thương hiệu” về cơ bản được hiểu là một tập hợp hoặc một số dấu hiệu giúp chúng ta phân biệt được sản phẩm của các doanh nghiệp/ cá nhân/ tổ chức này với bên khác. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp. Trong đó, giá trị vô hình của thương hiệu chiếm một phần quan trọng trong tổng thể giá trị của doanh nghiệp. “Nhãn hiệu” được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này. Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là dấu hiệu để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác. Để được độc quyền sử dụng, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành thủ  tục đăng ký thương hiệu. Trong quá trình tư vấn, chúng tôi nhận thấy phần lớn khách hàng chỉ hiểu nôm na tôi muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho công ty và không gắn thương hiệu vào 1 sản phẩm/ dịch vụ nào. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, phạm vi quyền và chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào danh mục/ sản phẩm (sẽ được phân theo nhóm) sẽ được thương hiệu gắn lên. Có nghĩa bạn đăng ký cho sản phẩm gì, dịch vụ gì bạn sẽ chỉ được độc quyền cho lĩnh vực ấy và bắt buộc phải đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm/ dịch vụ và không được đăng ký chung cho công ty. VD: Cocacola sẽ được đăng ký cho sản phẩm đồ uống có ga hoặc P/S sẽ được đăng ký cho sản phẩm kem đánh răng hoặc WINMART sẽ được đăng ký cho nhóm ngành dịch vụ mua bán hàng hóa (gắn với 1 sản phẩm cụ thể nào đó) hoặc Vietnam Airline sẽ được đăng ký cho dịch vụ vận tải bằng đường hàng không (gắn với một dịch vụ nào đó). 2.CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU KHÔNG? Luật Sở Hữu Trí Tuệ không quy định việc đăng ký nhãn hiệu phải bắt buộc đối với chủ sở hữu, đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đăng ký thương hiệu không phải là một thủ tục bắt buộc, nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Theo quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ, quyền đối với nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu nổi tiếng), được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục sở hữu trí tuệ cấp). Người được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền lợi đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần bằng chứng nào khác. 3.QUYỀN CỦA THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) CHO SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ LÀ GÌ? Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà chủ sở hữu muốn đăng ký. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có tất cả 45 nhóm sản phẩm/ dịch vụ. Trong đó, từ nhóm 01-34 là nhóm sản phẩm và từ nhóm 35-45 là nhóm dịch vụ. VD: Mỹ phẩm là sản phẩm được phân vào nhóm 03 hoặc dược phẩm được phân vào nhóm 05. 4.AI CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU? Theo Quy định tại điều 87 Luật Sở Hữu trí tuệ có quy định quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau: 1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. 3.Tổ chức, tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình được sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 4.Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý hoặc đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 5.Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a)Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b)Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. 6.Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng. 7.Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. 5.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU (NHÃN HIỆU) NHƯ THẾ NÀO? Bước 1: Xác định nơi nộp đơn đăng ký thương hiệu Hiện nay tại Việt Nam, cơ quan duy nhất tiếp nhận đơn là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký thương hiệu  Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm, thành phần hồ sơ gồm các tài liệu sau: +)Tờ khai đăng ký thương hiệu (theo mẫu) +)05 mẫu thương hiệu sản phẩm sẽ đăng ký độc quyền được in trên giấy A4, kích thước 8cmx8cm +)Giấy giới thiệu, chứng minh thư (áp dụng cho trường hợp nộp đơn tự đăng ký) hoặc Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký +)Chứng từ đã nộp lệ phí +)Tài liệu khác (nếu có) theo từng nội dung công việc Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ   

TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM TPCN/ TPBVSK?
27

Th 11

TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM TPCN/ TPBVSK?

  • admin
  • 0 bình luận

Đăng ký mã vạch là việc tổ chức, doanh nghiệp làm các thủ tục cần thiết nhằm xin phép cơ quan quản lý nhà nước để được phép sử dụng mã vạch trên bao bì sản phẩm. Câu hỏi mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp đặt ra khi tìm hiểu về thủ tục này chính là tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đăng ký mã vạch có bắt buộc hay không? Hadu sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây. 1.TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH CHO SẢN PHẨM TPCN/ TPBVSK? Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đăng ký mã vạch cho sản phẩm của  mình. Vậy tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đơn giản vì chính những lợi ích mà thủ tục này mang lại. Đăng ký mã vạch chính là căn cứ pháp lý để xác định việc in ấn mã vạch lên sản phẩm là hợp pháp. Tuy việc đăng ký sử dụng mã vạch là không bắt buộc nhưng các doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch cho sản phẩm vẫn cần có sự đồng ý, cho phép bằng cách cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Nếu không có khi bị kiểm tra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP. Việc đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng được sản phẩm, nắm được số lượng chính xác loại sản phẩm để có những phương án, định hướng kinh doanh mới, phát triển quy mô, thị trường. 2.MỘT SỐ LỢI ÍCH KHÁC MÀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH MANG LẠI Đăng ký sử dụng mã vạch là một trong những bước quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp có thể phân phối vào thị trường lớn như bệnh viện, nhà thuốc hay xa hơn là thị trường nước ngoài.  Đăng ký mã vạch cho sản phẩm giúp doanh nghiệp bước đầu tạo được niềm tin cho khách hàng, người tiêu dùng. Đồng thời dễ dàng hơn trong việc quảng cáo sản phẩm, đưa hàng hóa ra rộng rãi trên thị trường. Bên cạnh đó, việc đăng ký sử dụng mã vạch giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin của sản phẩm, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tránh các  trường hợp giả trên thị trường. Từ đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 3.DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TRỌN GÓI TẠI HADU Hadu cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã vạch trọn gói giúp quý khách hàng vượt qua những khó khăn, vướng mắc. Khi sử dụng dịch vụ trọn gói của chúng tôi, quý khách hàng sẽ được phục vụ từ A-Z trong quy trình đăng ký, chuyên viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ đăng ký. Cụ thể các công việc mà Hadu sẽ làm cụ thể như sau: -Tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến mã vạch như đăng ký mã vạch có bắt buộc không, tại sao phải đăng ký mã vạch, cơ quan nào sẽ tiếp nhận hồ sơ, thời gian đăng ký mã vạch là bao lâu… -Tư vấn lựa chọn loại mã vạch, số lượng mã vạch, film master mã vạch sao cho phù hợp với sản phẩm, quy mô của doanh nghiệp. -Hướng dẫn quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm, kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ. -Đại diện cho khách hàng theo giấy ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan nhà nước quản lý về mã vạch. -Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và thực hiện các công việc theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ khi cần thiết. -Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch và bàn giao lại cho quý khách hàng lưu giữ và sử dụng. -Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các vấn đề khác theo yêu cầu của khách hàng.  

NHỮNG THỰC PHẨM CHỨA CHẤT DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT GIÚP PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG
27

Th 11

NHỮNG THỰC PHẨM CHỨA CHẤT DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT GIÚP PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người trong chúng ta thường không chú ý đến một loại chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, đó là mangan. Mangan giúp hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, sản xuất enzyme tiêu hóa, phát triển xương và bảo vệ hệ thống miễn dịch. 1.MANGAN RẤT QUAN TRỌNG VỚI MIỄN DỊCH VÀ NGỪA LOÃNG XƯƠNG Mangan là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hấp thụ chất dinh dưỡng, sản xuất enzyme tiêu hóa, phát triển xương và bảo vệ hệ thống miễn dịch. Chất dinh dưỡng thiết yếu này có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng khác như cholesterol, carbohydrate, protein và sắt phục vụ cho sự tăng trưởng và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Mangan kết hợp với các khoáng chất như canxi, kẽm và đồng, giúp hỗ trợ sức khỏe của xương và giảm tình trạng mất xương, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người dễ bị gãy xương và xương yếu. Trong cơ thể, mangan phối hợp với vitamin K để tối ưu hóa quá trình đông máu, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và chữa lành vết thương. Nghiên cứu cho thấy, mangan cũng là thành phần chính của enzyme chống oxy hóa có tên là superoxide effutase giúp chống lại các gốc tự do, đó là nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim hoặc ung thư. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học tin rằng thiếu magan có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh chuyển hóa, béo phì, bệnh đái tháo đường type 2, xơ vữa động mạch… Tình trạng thiếu mangan tuy không quá phổ biến nhưng vẫn không thể xem nhẹ. Vì nếu để cơ thể thiếu mangan có thể dẫn đến suy giảm quá trình trao đổi chất, mật độ xương và sự tăng trưởng. Mangan chủ yếu được tìm thấy trong xương, gan, thận và tuyến tụy. Nó có vai trò trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, hình thành mô liên kết và xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông máu, tổng hợp hormone giới tính, và chất dẫn truyền thần kinh. Nhu cầu mangan thường được đáp ứng qua chế độ ăn uống Mangan có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Nguồn thực phẩm chứa mangan bao gồm: ngũ cốc nảy mầm, các loại đậu, một số loại hạt… Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm giàu mangan nhất, ngoài ra nó cũng được tìm thấy trong trái cây và rau quả. 2.MỘT SỐ NGUỒN THỰC PHẨM TỰ NHIÊN CUNG CẤP MANGAN TỐT NHẤT Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thống kê hàm lượng mangan trong một số thực phẩm tự nhiên theo phần trăm giá trị hằng ngày (DV) cơ thể cần. Tỷ lệ phần trăm dựa trên chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày của một người. Rau dền: 1 cốc nấu chín chứa 2,1 miligam (91% DV). Gạo lứt: 1 chén nấu chín chứa 2 miligam (87% DV). Đậu xanh: 1 cốc nấu chín chứa 1,7 miligam (74% DV). Bạch đậu khấu: 1 muỗng canh chứa 1,6 miligam (70% DV). Yến mạch: 1 cốc nấu chín chứa 1,4 miligam (61% DV). Hạt Quiona: 1 cốc nấu chín chứa 1,2 miligam (52% DV). Đậu trắng: 1 cốc nấu chín chứa 1,1 miligam (48% DV). Đậu đen: 1 cốc nấu chín chứa 0,8 miligam (35% DV). Lúa mạch đen: 1 cốc nấu chín chứa 4,3 miligam (187% DV). 3.CÓ CẦN DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG MANGAN? Mangan cũng được thêm vào các thực phẩm bổ sung nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên cách an toàn nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt là tăng lượng mangan trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa mangan hơn là dùng thực phẩm bổ sung. Thực phẩm tự nhiên chứa hỗn hợp thích hợp của các loại vitamin và khoáng chất khác nhau và hàm lượng mangan có trong hầu hết thực phẩm đều ở mức an toàn. Dùng thực phẩm bổ sung mangan không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Lượng mangan trong máu cao có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề về nhận thức, tuy nhiên đây được coi là nguy cơ thấp. Mangan có thể tích tụ ở những người có vấn đề về tiêu hóa, gây ra tác dụng phụ về tâm thần, chóng mặt, run rẩy và bệnh gan trầm trọng hơn.  

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO CHO TRẺ
24

Th 11

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết giao mùa trẻ thường bị ho, nhiều phụ huynh lo lắng muốn cắt cơn ho càng sớm càng tốt cho trẻ nên thường lạm dụng thuốc kháng sinh. 1.HO Ở TRẺ LÀ PHẢN XẠ CÓ LỢI Ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ. Thời tiết thất thường như hiện nay khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em dễ dàng tăng cao. Biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là trẻ có triệu chứng ho. Tuy nhiên, đây là phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, làm long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ. Ho cũng là  triệu chứng của nhiều nguyên nhân gồm: hô hấp, tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (do trào ngược dạ dày thực quản), tác dụng phụ của thuốc, tâm lý. Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan là ho không có đờm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay trẻ hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu…). Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn. Về mức độ, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính, từ 3-8 tuần là ho cấp bán tính, trên 8 tuần trở lên là ho mãn tính. Ho thường không dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ho có đờm có thể dẫn đến nôn mửa. Ho không kiểm soát được có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, đặc biệt ho về đêm làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Nhiều trường hợp ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị như ho do hít phải các chất kích thích, ho sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hoặc ho do không khí quá khô và nóng gây kích ứng niêm mạc họng, cơn ho này sẽ nhanh chóng khỏi, chỉ cần thông mũi và cho trẻ uống nước ấm. 2.KHI NÀO CẦN DÙNG KHÁNG SINH CHO TRẺ BỊ HO? Việc sử dụng kháng sinh để điều trị ho ở trẻ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ sau khi xác định nguyên nhân gây ho là do vi khuẩn như viêm họng, viêm phổi, viêm mũi… Sử dụng thuốc kháng sinh không phải là giải pháp ưu tiên khi trẻ bị ho do nhiễm virus vì kháng sinh không có tác dụng với virus. Ví dụ trẻ bị cảm lạnh hay cảm cúm do virus rhinovirus, influenza, virus hợp bào hô hấp … thì việc sử dụng kháng sinh không giúp làm giảm ho cho trẻ. Sử dụng kháng sinh không cần thiết sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe của trẻ, bao gồm: -Kháng kháng sinh: vi khuẩn có thể trở nên kháng kháng sinh, làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trong tương lai trở nên khó khăn. -Rối loạn tiêu hóa: trẻ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… Lạm dụng kháng sinh còn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. -Dị ứng: một số trẻ có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm. Đây là tình huống khẩn cấp và cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để tiếp nhận cấp cứu và điều trị.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: