CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPCN VIÊN NANG MỀM CHUẨN GMP TẠI NHÀ MÁY HADU PHARMA
29

Th 11

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPCN VIÊN NANG MỀM CHUẨN GMP TẠI NHÀ MÁY HADU PHARMA

  • admin
  • 0 bình luận

Quy trình sản xuất viên nang mềm tiêu chuẩn GMP thường được kiểm nghiệm khắt khe với nhiều bước khác nhau. Cùng tham khảo bài viết này của Hadu để hiểu hơn về quy trình sản xuất TPCN viên nang mềm đạt chuẩn tại nhà máy: Việc sản xuất bào chế TPCN dạng viên nang mềm cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế theo tiêu chuẩn GMP. Quy trình sản xuất viên nang mềm đạt chuẩn là điều kiện tiên quyết quyết định sản phẩm của bạn có đạt được chất lượng hay không. Ngoài các yếu tố như nguyên liệu, kỹ thuật bào chế… quy trình sản xuất sẽ giúp sản phẩm trở nên hoàn hảo khi đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm viên nang mềm là một khối thống nhất, mềm dẻo dai. Viên nang mềm được sản xuất bằng việc bơm đầy và đóng với vỏ thuốc dẻo chứa thành phần gelatin. Sản phẩm viên nang mềm thường được sử dụng để chứa các loại hoạt chất ở dạng hỗn dịch, dung dịch… QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG MỀM Trên thực tế, mỗi sản phẩm viên nang cứng hoặc mềm sẽ được đóng gói và chế xuất khác nhau. Tuy nhiên để thành phẩm cuối cùng có được sự đồng đều về kích cỡ cũng như cân nặng thì cần sử dụng đến dây chuyền đóng gói tự động. Theo đó, quy trình sản xuất viên nang mềm của chúng tôi sẽ được vận hành theo các bước: Bước 1: Nhận nguyên vật liệu và nhập kho. Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm tất cả các nguyên vật liệu. Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu được kiểm định vào xưởng sản xuất. Bước 4: Cân chia mẻ, chuyển vào pha chế để tạo cốm hoặc dung dịch cũng như bao trộn ngoài phù hợp dạng bào chế. Bước 5: Đóng nang thông qua máy đóng nang tự động. Bước 6: Ép vỉ, đóng lọ tùy theo quy cách sản phẩm đăng ký. Bước 7: Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm tiến hành đi kiểm nghiệm. Bước 9: Nhập kho + Lưu hồ sơ + Lưu mẫu -> Phân phối. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG MỀM So với những dây chuyền sản xuất viên nang cứng thì dây chuyền sản xuất viên nang mềm phức tạp hơn rất nhiều. Bởi viên nang được tạo nên từ gel nên cần phải thực hiện rất cẩn thận nhằm giúp vỏ ngoài có khả năng bảo quản được bên trong. Trong quá trình chế nang thì dung dịch vỏ nang chứa trong bình sẽ được rót ra để tạo thành lớp mỏng rồi đưa sang trống quay để làm lạnh trước. Khi đã gặp lạnh thì gelatin sẽ bị đông cứng thành một lớp màng khá mỏng. Lớp màng này được chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục nhằm tạo nên nang. Trục tạo nang chính là hai ống hình trụ quay ngược chiều nhau. Trên mỗi trục là khuôn của một nửa vỏ nang nằm đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang này tiếp xúc với nhau thì dãy nang sẽ được hàn kín lại trước. Cùng lúc đó những dược chất sẽ được đóng lại vào bên trong nang nhờ vào piston phân phối. Sau đó hai khuôn lại tiếp tục quay và nang sẽ được hàn kín lại hoàn toàn để tránh bị rỉ nhân bên trong ra ngoài. Cuối cùng máy sẽ thực hiện cắt rời viên nang khỏi màng gelatin.  

TẠI SAO CẦN KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM DINH DƯỠNG DẠNG BỘT TRƯỚC KHI SẢN XUẤT?
29

Th 11

TẠI SAO CẦN KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM DINH DƯỠNG DẠNG BỘT TRƯỚC KHI SẢN XUẤT?

  • admin
  • 0 bình luận

Kiểm nghiệm sản phẩm là việc làm cần thiết đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và các cơ sở kinh doanh. Bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại TPBS dạng bột người tiêu dùng khó mà có thể lựa chọn loại nào tốt. Kiểm nghiệm nhằm đánh giá và chứng minh sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.  1.TẠI SAO CẦN KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM TPDD DẠNG BỘT? Đối với người tiêu dùng: đây là nguồn thực phẩm thiết yếu, bổ sung chất dinh dưỡng cho con người. Trên thị trường hiện nay, TPBS dạng bột có rất nhiều chủng loại, thành phần, nguồn gốc, công dụng, màu sắc, và một số lưu ý khác nhau. Bởi thế mà người tiêu dùng rất khó để phân biệt sản phẩm nào đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bên phía doanh nghiệp không thực hiện và công bố kiểm định sản phẩm. Ngoài ra, SPDD dạng bột được sản xuất dưới dạng khô, bột mịn, có thời gian sử dụng lâu hơn so với sữa tươi hoặc sữa không làm lạnh. Bởi các loại này có môi trường độ ẩm thấp, các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào trong quá trình sản xuất, bảo quản. Vì vậy, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định để đảm bảo chất lượng, an toàn với người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đối với đơn vị kinh doanh, gia công sản xuất sữa bột: theo quy định pháp luật, các đơn vị kinh doanh, sản xuất muốn công bố sản phẩm của mình ra thị trường cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng về SPDD dạng bột. Điều này giúp xây dựng niềm tin của mình và thương hiệu với khách hàng. 2.CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM SỮA BỘT Dựa theo QCVN 5-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại sữa bột và Nghị định 15/10/2018 NĐ-CP: Kiểm tra sữa bột đối với các chỉ tiêu cảm quan: trạng thái, mùi vị, màu sắc. Các chỉ tiêu độc tố vi nấm không mong muốn: Aflatoxin M1. Chỉ tiêu hóa lý: hàm lượng vitamin B1, B2, B3, B6, A, C, D, acid folic, hàm lượng độ ẩm, hàm lượng chất béo, hàm lượng protein sữa trong chất không béo của sữa. Đối với các chỉ tiêu melanin. Chỉ tiêu kim loại nặng: hàm lượng đối với các chỉ tiêu kim loại nặng như chì (Pb), thiếc (Sn), Stibi, Asen (As), Cadimi (Cd), thủy ngân (Hg). Các chỉ tiêu vi sinh vật: Enterobacteriaceae, Salmonella, Monocytogenes, Staphylococcus. Ngoài các chỉ tiêu đã kể trên, khi kiểm nghiệm TPDD dạng bột còn phải kiểm tra kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể lược bỏ một số chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với công bố chất lượng sản phẩm. Mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian khi kiểm tra chất lượng sản phẩm.  

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPBS DẠNG BỘT CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TẠI HADU PHARMA
28

Th 11

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TPBS DẠNG BỘT CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TẠI HADU PHARMA

  • admin
  • 0 bình luận

Sản phẩm dinh dưỡng dạng bột là điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, người ốm yếu, mệt mỏi, hậu phẫu thuật… Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ với bạn quy trình sản xuất dạng bột chuẩn GMP của nhà máy! 1.NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN SẢN PHẨM Để chế biến được sản phẩm dinh dưỡng dạng bột đóng lon, nguyên liệu cần phải được lựa chọn kỹ càng, thường là sữa nguyên kem hoặc sữa gầy. Nguyên liệu phụ gia như: chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, muối… Những chất này sẽ giúp sản phẩm có chất lượng tốt nhất và có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về độ dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc… 2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT SPDD DẠNG BỘT TẠI NHÀ MÁY HADU Quy trình chế biến sản phẩm này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn đòi hỏi cần phải đáp ứng được những yêu cầu riêng. Dưới đây là một số bước cơ bản sau: BƯỚC 1: CHUẨN HÓA Chuẩn hóa sản phẩm là quá trình điều chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa nguyên liệu. Quá trình thực hiện dựa trên công nghệ ly tâm và máy phối trộn. Sữa bột nguyên kem là sữa có hàm lượng chất béo cao khoảng 26-33%, còn sữa gầy có hàm lượng chất béo chỉ 1%. BƯỚC 2: THANH TRÙNG Thanh trùng là giai đoạn làm giảm chỉ số VSV có trong sản phẩm xuống mức thấp nhất. Điều này sẽ giúp vô hiệu hóa vai trò enzyme lipase. Quá trình được diễn ra vài giây ở nhiệt độ 80-85 độ C. Thanh trùng sữa sẽ được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng. Quá trình thanh trùng: gia tăng nhiệt độ sữa, giữ sữa nguyên liệu trong thời gian nhất định, và làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp. BƯỚC 3: CÔ ĐẶC SỮA Sữa sau khi được thanh trùng sẽ được đưa vào quá trình cô đặc để làm giảm tối đa lượng nước thừa ra khỏi sữa. Tại Hadu thường dùng phương pháp cô đặc chân không bởi đây là phương pháp khá nhanh và an toàn, đồng thời giúp cho sữa đảm bảo giữ nguyên hàm lượng giá trị dinh dưỡng và không bị nhiễm vi khuẩn gây hại. Nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 76 độ C. Sau khi cô hàm lượng chất khô trong sữa là 45-55%. ƯU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG Cô đặc nhằm tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí năng lượng khi thực hiện quá trình sấy tiếp theo. Cô đặc ở áp suất thường thì sữa sẽ luôn tiếp xúc với không khí nên luôn bị nhiễm bẩn, các chất béo bị phân hủy, sản phẩm bị biến tính (đặc sệt, có màu vàng sẫm). Cô đặc ở áp suất chân không sẽ khắc phục được những nhược điểm  trên vì thời gian cô đặc ngắn, nhiệt độ thấp nên tránh thay đổi cấu trúc và sữa và đặc biệt tránh được sự biến đổi của đường lactose do đó sản phẩm có chất lượng và màu sắc tốt. BƯỚC 4: ĐỒNG HÓA Sữa sau khi được cô đặc thường có hàm lượng chất béo khá cao. Chính vì vậy, cần thêm 1 khâu đồng hóa để giảm các hạt béo trong sữa. Quá trình đồng hóa cần phải sử dụng thêm chất nhũ hóa, chất nhũ hóa cần phải không độc hại, không mùi, không màu, không làm biến đổi vị của sữa. BƯỚC 5: SẤY SỮA Sấy là khâu vô cùng quan trọng giúp sữa đạt được chất lượng tốt nhất. Điều này giúp sữa tránh được khỏi sự ẩm mốc và bảo quản sữa lâu dài. Sản phẩm thường được sấy khô ở dạng bột khô khoảng 90-96%, độ ẩm chỉ còn 4-10%. Một số phương pháp sấy thường được sử dụng chính hiện nay là sấy thăng hoa, sấy phun, sấy trục… Hiện nay sấy phun sữa bột được ứng dụng nhiều nhất tại Hadu.  BƯỚC 6: ĐÓNG GÓI Sữa bột sau sấy phun được đưa qua hệ thống rây và đem vào thiết bị đóng gói. Thông thường được đựng trong bao bì bằng kim loại hoặc bao bì giấy để đựng sản phẩm. Bao bì cần phải hạn chế sự tiếp xúc ánh sáng, không khí, độ ẩm từ môi trường xung quanh. Người ta thường đóng gói trong điều kiện chân không, hoặc thổi hỗn hợp 90% nito, 10% hydro vào hộp trước khi ghép nắp hộp nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.  

CHI TIẾT HỒ SƠ, THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM VỚI THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
27

Th 11

CHI TIẾT HỒ SƠ, THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM VỚI THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay có quyền tự công bố sản phẩm của mình. Tuy vậy, thủ tục tự công bố sản phẩm hiện nay rất phức tạp và dễ nhầm lẫn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục tự công bố sản phẩm thì bạn nên đọc bài viết dưới đây của Hadu nhé! Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những thông tin hữu ích về cách hiểu công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chi phí công bố theo thủ tục hiện hành. 1.HIỂU THẾ NÀO VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM? Công bố sản phẩm được hiểu là doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân đăng ký các hàng hóa, sản phẩm nằm trong danh mục kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công bố sản phẩm hiện nay được chia làm 2 loại là tự công bố sản phẩm với Cơ quan Nhà nước và công bố sản phẩm bắt buộc. 2.NHỮNG SẢN PHẨM BẮT BUỘC PHẢI THỰC HIỆN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Như đã phân tích ở trên, có nhiều sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tự công bố, bắt buộc phải công bố. Những sản phẩm bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm bao gồm: SẢN PHẨM CẦN THỰC HIỆN THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; Phụ gia thực phẩm; Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm; Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. SẢN PHẨM PHẢI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM Các sản phẩm sau không làm thủ tục tự công bố mà phải làm thủ tục đăng ký công bố sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y Tế quy định. 3.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Để đăng ký bản công bố sản phẩm, bạn thực hiện theo những bước sau: Hồ sơ đăng ký đối với sản phẩm nhập khẩu gồm: Bản công bố sản phẩm. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ xuất khẩu cấp có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc được tự do bán tại thị trường của nước sản xuất/ xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự). Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời gian 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y Tế ban hành theo nguyên tắc quản trị rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y Tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hằng ngày của sản phẩm phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng 15% lượng thành phần đó nêu trong tài liệu. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm với sản phẩm sản xuất trong nước gồm: Bản công bố sản phẩm. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y Tế ban hành theo nguyên tắc quản trị rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y Tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hằng ngày của sản phẩm phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng 15% lượng thành phần đó nêu trong tài liệu. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 4.NỘP HỒ SƠ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau: Nộp đến Bộ Y Tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định. Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của Bộ Y Tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y Tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y Tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì những lần tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. 5.TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia sản phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp). 6.TRẢ KẾT QUẢ Trong trường hợp không đồng ý với công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Trong thời gian (07) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi bổ sung thì hồ sơ đó không còn giá trị. 7.CHI PHÍ CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ BAO NHIÊU? Để xác định chi phí công bố sản phẩm, bạn cần căn cứ vào nhiều yếu tố như doanh nghiệp tự công bố sản phẩm hay không; doanh nghiệp có thuê đơn vị tư vấn tự công bố sản phẩm và các chi phí phát sinh quá trình hoàn thiện thủ tục. Nếu bạn còn đang băn khoăn chi phí công bố sản phẩm, hãy liên hệ Hadu để được hỗ trợ thêm. 8.TẠI SAO PHẢI ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM? Hiện nay, sản phẩm tràn lan trên thị trường, bao gồm có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, có những sản phẩm kém chất lượng với giá thành thấp đang cạnh tranh với những sản phẩm chất lượng tốt hay những sản phẩm giả mạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của một thương hiệu đã có. Như vậy, để tránh  trường hợp sản phẩm của chính mình tự sản xuất ra được bán và lưu động trên thị trường, đến tay người tiêu dùng không mất đi thương hiệu uy tín, đồng thời đảm bảo chất lượng tốt nhất thì chủ thể thực hiện phải đăng ký tự công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hơn nữa, pháp luật đã quy định rất rõ, nếu tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).    

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: