CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH
18

Th 11

CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY VÀ PHÙ MẠCH

  • admin
  • 0 bình luận

Mày đay (Urticaria) được hiểu là tình trạng phát ban (hives) trên da với biểu hiện đặc trưng là các sẩn phù hoặc những ban dát đỏ trên da, ngứa nhiều, cảm giác nóng rát trên bề mặt da và thường tiến triển từng đợt

CHUYÊN GIA Y TẾ NÓI GÌ VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ?
06

Th 11

CHUYÊN GIA Y TẾ NÓI GÌ VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ?

  • admin
  • 0 bình luận

Ung thư là một bệnh phức tạp, có tính cá nhân cao, và có nhiều triệu chứng khác nhau.   Những dấu hiệu nào cảnh báo ung thư?   Ung thư khi ở giai đoạn sớm (1 hoặc 2), thường không có triệu chứng. Những triệu chứng dưới đây, khi phát hiện, phần lớn là ở ung thư giai đoạn muộn (3 và 4).     Các triệu chứng có thể liên quan đến ung thư, nhưng không nhất thiết là do ung thư gây ra. Các triệu chứng này cũng có thể do những bệnh khác. Khi bạn có những triệu này, hãy gặp bác sĩ ngay   + Mệt mỏi kéo dài + Sờ thấy có khối u dưới da + Sụt cân hay tăng cân không có chủ ý (các loại ung thư chung chung) + Da đổi màu, như màu vàng, đỏ, sậm da, mụn ruồi đổi màu hay tăng kích cỡ + Có vết loét ở da lâu không lành (ung thư da) + Thay đổi thói quen đại tiện hay tiểu tiện như táo bón, tiêu chảy (ung thư đường ruột/di căn đường ruột) + Ho ra máu, ho liên tục, hay khó thở (ung thư phổi) + Khó nuốt, đau khi nuốt (ung thư thực quản) + Khàn giọng (ung thư họng, thực quản, thanh quản, phổi...) + Đầy hơi, sình bụng, hay no bụng sau khi ăn (ung thư đường tiêu hoá) + Đau cơ bắp liên tục, nhức mỏi, đau khớp (ung thư xương khớp) + Sốt liên tục, nóng lạnh ban đêm + Chảy máu liên tục, để chảy máu, dễ bầm da (ung thư máu)   Tìm hiểu rõ hơn về ung thư   - Ung thư là một nhóm các loại bệnh do sự phát triển bất bình thường do thay đổi gen DNA của một nhóm tế bào, các tế bào này phát triển không kiểm soát, có khả năng xâm lấn và làm hại các mô tế bào bình thường. Khi tế bào ung thư phát triển nhiều, các tế bào này có khả năng di chuyển (di căn) đến nhiều nơi khác trên cơ thể. - Đa số bệnh nhân tử vong vì ung thư là do tế bào ung thư di căn đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như gan, não, phổi, khiến bệnh nhân suy đa cơ quan và tử vong. - Ngày nay, tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư đã cải thiện hơn rất nhiều so với trước kia. Điểm quan trọng nhất trong chữa trị ung thư là phát hiện sớm để có những giải pháp chữa dứt hoàn toàn như phẫu thuật cắt bỏ khối u hay xạ trị huỷ diệt khối u. Ở giai đoạn muộn hơn, chữa trị ung thư tập trung vào chữa trị giảm nhẹ, kiềm chế, và giảm đau khi ung thư đã di căn khắp nơi.     Tuỳ vào giai đoạn và loại ung thư mà bệnh nhân có thể có những triệu chứng ung thư khác nhau.   - Ung thư có thể phát triển từ nhiều loại tế bào ở những nơi khác nhau trên cơ thể, gây ra những loại ung thư khác nhau. Ví dụ như ung thư vú phát triển từ các tế bào ở vú khiến bệnh nhân có những triệu chứng khi khối u ở vú hay đau ngực, sưng đỏ, chảy dịch từ vú. Ung thư phổi phát triển từ các tế bào ở phổi, dẫn đến khó thở, ho liên tục, hay ho ra máu. Ung thư ruột dẫn đến đi cầu ra máu. - Ở giai đoạn đầu, thường các tế bào ung thư phát triển một chỗ, từ từ lớn dần (ung thư khối), sau khi đủ lớn, khối u này bắt đầu xâm lấn qua ngoài, từ từ tiến vào các hạch bạch huyết, vào máu, và cuối cùng đến các cơ quan khác (giai đoạn cuối).   Điều trị ung thư như thế nào?   Chữa trị ung thư tuỳ vào từng bệnh nhân, tuỳ vào giai đoạn, và tuỳ vào cơ địa, và môi trường sống   - Do bệnh ung thư phát triển từ tế bào của từng ngày và tế bào ở từng cơ quan khác nhau nên bệnh này mang tính cá nhân. Mỗi bệnh nhân có cách điều trị khác nhau tùy vào giới tính, tuổi tác, sức khoẻ, thể trạng và bệnh lý nền. Ví dụ như một cô gái trẻ 30 tuổi mắc ung thư vú giai đoạn 1 sẽ dễ chữa bằng cách mổ cắt bỏ khối u hoàn toàn so với một nữ bệnh nhân 70 tuổi cũng có ung thư vú giai đoạn 1 do cô gái trẻ có sức khoẻ tốt hơn, co thể chịu đựng ca mổ và phục hồi nhanh hơn sau khi mổ so với bệnh nhân nữ 70 tuổi.   Chữa trị ung thư là chữa trị phức tạp và toàn diện, đòi hỏi sự kết hợp nhiều bác sĩ chuyên khoa ung thư và bác sĩ chuyên khoa khác, và cần có sự cộng tác giữa bác sĩ điều trị và gia đình bệnh nhân.     Các phương pháp trị liệu ung thư hiện nay   + Bác sĩ chữa trị ung thư bằng thuốc (medical oncologist) là bác sĩ dùng hoá trị để chữa trị ung thư. + Bác sĩ chữa ung thư bằng cách mổ lấy khối u (surgical oncologist) ở giai đoạn đầu để chữa hoàn toàn hay giảm nhẹ ảnh hưởng khối u ở giai đoạn cuối + Bác sĩ chữa trị ung thư bằng xạ trị (radiation oncologist) dùng tia xạ trị năng lượng cao huỷ diệt khối u + Bác sĩ chữa trị ung thư bằng can thiệp hình ảnh (interventional oncologist) dùng hình ảnh để xem rõ khối u, sau đó đưa trực tiếp thuốc hoá trì vào khối u hay khoá các động mạch cung cấp máu cho khối u, khiến khối u teo đi   - Các bác sĩ chuyên khoa khác chữa cùng bác sĩ ung thư là những bác sĩ chuyên về các khoa có bệnh ung thư di căn đến   + Bác sĩ chuyên khoa giảm nhẹ (palliative care doctor), thường là bác sĩ nội khoa, sẽ chữa các triệu chứng ung thư (buồn nôn, đau nhức, trầm cảm, etc..) + Bác sĩ chuyên khoa tâm lý + Bác sĩ chuyên khoa đau nhức và xương khớp (di căn đến xương) + Bác sĩ chuyên khoa thận và tim mạch (ung thư di căn thận hay suy tim do ung thư) + Bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá (ung thư gan và tiêu hoá) + Bác sĩ sản phụ khoa (ung thư cổ tử cung hay buồng trứng) + Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu (ICU doctor) khi bệnh nhân ung thư trở nặng và nhập viện   Thời gian là vàng trong chẩn đoán và chữa trị ung thư   - Nếu chẩn đoán kịp thời ở giai đoạn sớm, ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn về tầm soát (dò tìm ung thư khi chưa có triệu chứng và giai đoạn sớm) như nội soi ruột, chụp nhũ ảnh, hay chích ngừa ung thư cổ tử cung.   - Khi nghi ngờ bệnh ung thư hoặc có triệu chứng ung thư, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm. Bạn không nên tốn thời gian nghe bác sĩ Google hay bác sĩ Facebook, hoặc nghe theo các chữa trị trên mạng, dẫn đến mất thời gian vàng để chẩn đoán và chữa trị ung thư.   Theo Dr. Wynn

TẠI SAO ĐỘT QUỴ NÃO CÓ XU HƯỚNG TRẺ HÓA
02

Th 11

TẠI SAO ĐỘT QUỴ NÃO CÓ XU HƯỚNG TRẺ HÓA

  • admin
  • 0 bình luận

Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây, và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm có độ tuổi từ 18 đến 50

TÌM HIỂU VIÊM HỌNG HẠT, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÚNG CÁCH
24

Th 10

TÌM HIỂU VIÊM HỌNG HẠT, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÚNG CÁCH

  • admin
  • 0 bình luận

Theo thống kê của nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc, thời điểm giao mùa số lượng người bệnh mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp gia tăng nhanh chóng. Viêm họng hạt là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 2-5 ngày với dấu hiệu bệnh rất nghèo nàn và khó nhận biết.     Viêm họng hạt là bệnh gì?   Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng tái diễn nhiều lần khiến các mô lympho thay vì làm nhiệm vụ diệt khuẩn thì chúng lại dễ bị viêm nhiễm và tạo thành ổ nhiễm trùng, phình to thành dạng hạt với kích thước khác nhau. Vùng họng thường chứa nhiều mô lympho có nhiệm vụ tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng hoặc mũi. Khi bị viêm họng mạn tính, các mô này phải hoạt động liên tục trong thời gian dài nên ngày càng phình to ra và gây viêm họng hạt. Các hạt này có thể nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to bằng hạt đậu nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ gây khó chịu, vướng và ngứa cổ họng.   Nguyên nhân gây viêm họng hạt   Có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm họng hạt như: Khói và chất gây ô nhiễm môi trường Trong khói bụi có chứa nhiều các hạt chất rắn, khí và lỏng, trong đó có cả những hóa chất độc hại khi hít vào sẽ gây ra cảm giác khô họng, đau họng, ho khan. Những người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc viêm họng  hạt hơn người bình thường. Viêm amiđan dai dẳng hoặc điều trị bằng phẫu thuật amidan Viêm amidan là sự nhiễm trùng các cấu trúc trong hoặc xung quanh cổ họng, các ổ nhiễm trùng không được điều trị sẽ ngày càng nặng lên và tiến triển thành viêm họng hạt. Hoặc nếu phẫu thuật cắt amidan, các lympho ở đây sẽ phải phát triển mạnh hơn để bù đắp lại phần mô bị cắt, những người này dễ mắc viên họng hạt hơn. Viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng dữ dội với các hạt vô hại như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng. Lúc này cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng bằng cách giải phóng histamines khiến lớp niêm mạc xoang mũi bị viêm, gây ra tình rạng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa cổ họng. Trong viêm mũi dị ứng, các tuyến chất nhầy của mũi và cổ họng sản xuất quá nhiều khiến cổ họng dễ bị viêm nhiễm và hình thành viêm họng hạt. Viêm xoang mạn tính cũng khiến các dịch chảy từ xoang xuống dưới họng, lớp niêm mạc ở đây bị bao phủ, mất khả năng tự bảo vệ khiến các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm dễ dàng hơn. Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa Một số bệnh lý tiêu hóa như viêm thực quản, trào ngược dạ dày - thực quản khiến vi khuẩn dễ tấn công ngược lên vùng cổ họng, pH vùng họng giảm cũng là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển gây viêm họng hạt. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý ở họng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vùng miệng họng bị tổn thương và viêm nhiễm     Các dấu hiệu bệnh viêm họng hạt   Viêm họng hạt thường dễ bắt gặp vào khi thời tiết chuyển mùa. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 2-5 ngày với dấu hiệu bệnh rất nghèo nàn. Các dấu hiệu đặc trưng như: Khi nuốt có cảm giác vướng và đau họng, hay khạc nhổ, tằng hắng hoặc ho nhẹ để giảm tình trạng này. Đôi khi thấy họng khô rát, ho khan hoặc ho có đờm. Khi quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy thành sau họng nổi lên các hạt trắng lớn nhỏ nối liền nhau.   Điều trị viêm họng hạt như thế nào?   Viêm họng hạt là bệnh khó có thể điều trị dứt điểm, cần phải kết hợp điều trị triệu chứng tại chỗ và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Hai phương pháp trị viêm họng hạt chính là điều trị bằng thuốc và đốt họng hạt.   Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc   Các thuốc được chỉ định trong điều trị viêm họng hạt bao gồm có kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc long đờm và chống phù nề. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh và thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát do không được điều triệt để. Hơn nữa, việc dùng kháng sinh dễ dẫn đến nhờn thuốc hay kháng kháng sinh, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.   Điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp đốt họng hạt   Đây là cách điều trị viêm họng hạt phổ biến nhất, đặc biệt là với các hạt viêm lớn. Các kĩ thuật đốt hạt gồm có đốt lạnh, đốt laser,.... Việc đốt hạt cũng chỉ giúp hạt không phát triển to lên chứ không điều trị được nguyên nhân, bởi vậy bệnh vẫn rất dễ tái phát. Hơn nữa, đốt hạt sẽ để lại sẹo và có nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không được chú ý chăm sóc kĩ lưỡng sau đó.     Cách phòng ngừa và hạn chế viêm họng hạt tái phát   Để giảm nguy cơ mắc viêm họng hạt, tái phát viêm họng hạt chúng ta cần tuân thủ các biện pháp sau: Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ cho cổ họng luôn được ẩm và thông thoáng. Vệ sinh răng miệng, súc họng mỗi ngày 3 lần bằng nước muối ấm để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đeo khẩu trang khi làm việc hoặc di chuyển qua các vùng khói bụi, ô nhiễm không khí, trong phòng thí nghiệm,... Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá hoặc tránh xa những người đang hút thuốc để tránh hít phải. Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,... Chú ý tới chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giữ ấm vùng cổ họng, mũi,... khi thời tiết trở lạnh.   Trên đây là những thông tin cần thiết chúng ta cần nắm rõ để hạn chế được nguy cơ mắc, tái phát bệnh viêm họng hạt. Cũng giống như viêm xoang, viêm họng hạt rất dễ tiến triển thành mãn tính do đó điều chỉnh thói quen và ăn uống hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe bản thân và giảm tỉ lệ mắc các vấn đề về hô hấp.

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: