CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

Những nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch và cách khắc phục
25

Th 11

Những nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch và cách khắc phục

  • admin
  • 0 bình luận

1. Hệ miễn dịch và hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch 1.1. Hệ miễn dịch là? Hệ miễn dịch được coi là một tấm màn ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh cho con người. Đồng thời sẽ là lực lượng đầu tiên tiêu diệt những tác nhân đó khi vào cơ thể. Mục đích cuối cùng chính là bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu của các vi khuẩn.  Cách thế bào quan trọng trong hệ miễn dịch của con người.   Các tế bào tham gia tạo dựng một hệ miễn dịch hoàn hảo bao gồm tế bào bạch cầu (huyết tương), Lympho trong máu, hạch, tuỷ xương, lá lách. Tất cả hầu hết được phân bổ mọi ngóc ngách trong cơ thể. Đặc biệt là những nơi dễ dàng bắt gặp vi khuẩn từ bên ngoài. Chẳng hạn như đường tiêu hoá, đường hô hấp.   1.2. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch Hệ miễn dịch hoạt động bằng cách sử dụng kháng thể tương ứng đối đầu và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Các kháng thể ngay từ lúc mới sinh đã được bổ sung qua sữa mẹ. Đây được gọi là kháng thể tự nhiên, hay hệ miễn dịch thụ động. Chúng cũng có đã có thể chống lại một số virus phổ biến, hay gặp như cảm cúm thông thường… Tuy nhiên đối với những những virut có độc tính cao thì khó chống lại, gây bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các bé cần xây dựng hệ miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine.   Cơ chế hoạt đông của hệ miễn dịch là chống và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.   Hệ miễn dịch chủ động là việc những kháng thể được sinh ra dựa trên sự học hỏi sau bao lần ứng chiến với vi rút đó. Sau lần “chạm trán” hệ miễn dịch sẽ phân tích và tạo ra kháng thể phù hợp đến khi tiêu diệt được vi khuẩn đó. Cơ thể lúc này sẽ ghi nhớ và khi gặp lại vi rút đó chúng sẽ dùng đúng kháng thể tương ứng ra tiêu diệt.    1.3. Hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch Hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch chính là hệ thống miễn dịch bị yếu đi hoặc không còn năng lực chống lại những tác nhân gây bệnh. Cơ thể dễ bị tấn công và có tình trạng sức khỏe xấu đi do nhiễm trùng lâu ngày không khỏi. Dần dần ảnh hưởng đến các chức năng, các hệ cơ quan, gây tình trạng xấu cho cơ thể.   Hiện tượng suy giảm miễn dịch có hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.   2. Dấu hiệu suy giảm miễn dịch Khi hệ miễn dịch suy yếu thì dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là cơ thể thường xuyên bị nhiễm trùng tai, phổi, mắt, mũi và những bộ phận rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Bệnh nhiễm trùng cứ kéo dài, khó điều trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.     Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch cần lưu ý.   Trước khi tình trạng nghiêm trọng diễn ra, chúng ta hãy thường xuyên để ý những dấu hiệu nhận biết sau đây: - Luôn cảm thấy mệt mỏi kể cả khi đã ăn ngủ điều độ. Bản thân lúc nào cũng cảm thấy thiếu hụt năng lượng. - Hay ốm vặt hoặc tần suất ốm nhiều lần, liền kề nhau - Dễ bị dị ứng - Mất nhiều thời gian để lành bệnh và phục hồi - Hay gặp các vấn đề về tiêu hoá - Hay bị đau khớp - Co thể dễ bị stress - Da trở nên sạm và khô hơn - Mắt trở nên mờ và dễ mỏi   3. Nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch Theo y học suy giảm miễn dịch được chia làm 2 nhóm nguyên nhân là: Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh và Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.   3.1. Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh Kể đến là do rối loạn di truyền từ bố mẹ có bộ gen suy giảm hệ miễn dịch. Và khi con sinh ra rất dễ mắc nhiễm trùng hơn so với đứa trẻ bình thường. Hoặc do sự rối loạn trong việc hình thành các tế bào thuộc hệ miễn dịch. Có nhiều yếu tố để dẫn đến trường hợp này. Nên không thể xác định rõ được nguyên nhân.   3.2. Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải Là hệ miễn dịch bị tổn hại do cơ thể mắc phải những chứng bệnh suy giảm hệ miễn dịch: Rõ ràng nhất chính là bệnh HIV/AIDS. Virus này tấn công trực tiếp phá huỷ hệ miễn dịch của con người, khiến cơ thể mắc những chứng bệnh phổ thông cũng sẽ gây ra những biến chứng nặng nề hơn người bình thường.  Thứ 2, là do sử dụng thuốc ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch vì một mục đích nào đó. Chẳng hạn như thuốc chống thải ghép, thuốc hoá trị ung thư. Thứ 3, do các bệnh suy giảm hệ miễn dịch. Chẳng hạn như các bệnh mãn tính tiểu đường, suy thận, ung thư khiến cơ thể suy nhược. tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, có nguy cơ gây nhiễm trùng kéo dài, ảnh hưởng đến hệ sự điều chỉnh, kiểm soát hệ miễn dịch Thứ 4, cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình tái tạo lại tế bào gây suy giảm hệ miễn dịch.     Thói quen sống không lành mạnh gây suy giảm hệ miễn dịch.   Hầu hết, những nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch xuất phát từ tình trạng sức khoẻ không được tốt, bị bệnh, không đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe dẫn đến cơ hội cho sự tấn công của các tác nhân gây bệnh vừa làm suy yếu hệ miễn dịch vừa xâm lấn gây bệnh cho cơ thể. Vì vậy, việc tạo thói quen sống lành mạnh, ăn đủ chất, nghỉ ngơi có giờ giấc sẽ gián tiếp giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.   4. Loại bỏ thói quen xấu gây suy giảm hệ miễn dịch Hãy bắt đầu từ việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết như những năm tháng suy dinh dưỡng vừa qua.  - Bồi bổ thêm chất xơ, rau, củ quả. Đây là nguồn vitamin & khoáng chất lành tính tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dinh dưỡng từ rau củ hỗ trợ tái tạo bạch cầu - “chiến binh” của hệ miễn dịch. - Bỏ rượu, bỏ thuốc lá khiến cơ thể mất nước gây viêm nhiễm, hoặc làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh đây ra một số bệnh về viêm cơ, da… - Chăm vận động, ngủ đúng giờ, thư giãn đầu óc - Ngủ không đủ giấc, lười vận động, hay căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến suy giảm hệ miễn dịch. Bởi sức khỏe tinh thần khiến bản thân cơ thể không được ổn định, dễ bị ốm.  - Ăn uống đúng giờ, dinh dưỡng thiếu hụt cũng là nguyên nhân làm xấu tình trạng sức khoẻ. Tạo cơ hội cho sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.    Những nguyên nhân trên rất dễ bị bỏ qua do sự chủ quan của chính chủ. Cứ nghĩ chỉ chút thì có sao. Nhưng điều thật sự diễn ra bên trong cơ thể chúng ta chính là sức khoẻ đang giảm sút dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: