Th 10
Theo thống kê của nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc, thời điểm giao mùa số lượng người bệnh mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp gia tăng nhanh chóng. Viêm họng hạt là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 2-5 ngày với dấu hiệu bệnh rất nghèo nàn và khó nhận biết. Viêm họng hạt là bệnh gì? Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng tái diễn nhiều lần khiến các mô lympho thay vì làm nhiệm vụ diệt khuẩn thì chúng lại dễ bị viêm nhiễm và tạo thành ổ nhiễm trùng, phình to thành dạng hạt với kích thước khác nhau. Vùng họng thường chứa nhiều mô lympho có nhiệm vụ tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng hoặc mũi. Khi bị viêm họng mạn tính, các mô này phải hoạt động liên tục trong thời gian dài nên ngày càng phình to ra và gây viêm họng hạt. Các hạt này có thể nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to bằng hạt đậu nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ gây khó chịu, vướng và ngứa cổ họng. Nguyên nhân gây viêm họng hạt Có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm họng hạt như: Khói và chất gây ô nhiễm môi trường Trong khói bụi có chứa nhiều các hạt chất rắn, khí và lỏng, trong đó có cả những hóa chất độc hại khi hít vào sẽ gây ra cảm giác khô họng, đau họng, ho khan. Những người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc viêm họng hạt hơn người bình thường. Viêm amiđan dai dẳng hoặc điều trị bằng phẫu thuật amidan Viêm amidan là sự nhiễm trùng các cấu trúc trong hoặc xung quanh cổ họng, các ổ nhiễm trùng không được điều trị sẽ ngày càng nặng lên và tiến triển thành viêm họng hạt. Hoặc nếu phẫu thuật cắt amidan, các lympho ở đây sẽ phải phát triển mạnh hơn để bù đắp lại phần mô bị cắt, những người này dễ mắc viên họng hạt hơn. Viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng dữ dội với các hạt vô hại như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng. Lúc này cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng bằng cách giải phóng histamines khiến lớp niêm mạc xoang mũi bị viêm, gây ra tình rạng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa cổ họng. Trong viêm mũi dị ứng, các tuyến chất nhầy của mũi và cổ họng sản xuất quá nhiều khiến cổ họng dễ bị viêm nhiễm và hình thành viêm họng hạt. Viêm xoang mạn tính cũng khiến các dịch chảy từ xoang xuống dưới họng, lớp niêm mạc ở đây bị bao phủ, mất khả năng tự bảo vệ khiến các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm dễ dàng hơn. Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa Một số bệnh lý tiêu hóa như viêm thực quản, trào ngược dạ dày - thực quản khiến vi khuẩn dễ tấn công ngược lên vùng cổ họng, pH vùng họng giảm cũng là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển gây viêm họng hạt. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý ở họng. Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vùng miệng họng bị tổn thương và viêm nhiễm Các dấu hiệu bệnh viêm họng hạt Viêm họng hạt thường dễ bắt gặp vào khi thời tiết chuyển mùa. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng từ 2-5 ngày với dấu hiệu bệnh rất nghèo nàn. Các dấu hiệu đặc trưng như: Khi nuốt có cảm giác vướng và đau họng, hay khạc nhổ, tằng hắng hoặc ho nhẹ để giảm tình trạng này. Đôi khi thấy họng khô rát, ho khan hoặc ho có đờm. Khi quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy thành sau họng nổi lên các hạt trắng lớn nhỏ nối liền nhau. Điều trị viêm họng hạt như thế nào? Viêm họng hạt là bệnh khó có thể điều trị dứt điểm, cần phải kết hợp điều trị triệu chứng tại chỗ và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Hai phương pháp trị viêm họng hạt chính là điều trị bằng thuốc và đốt họng hạt. Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Các thuốc được chỉ định trong điều trị viêm họng hạt bao gồm có kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc long đờm và chống phù nề. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh và thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát do không được điều triệt để. Hơn nữa, việc dùng kháng sinh dễ dẫn đến nhờn thuốc hay kháng kháng sinh, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần. Điều trị viêm họng hạt bằng phương pháp đốt họng hạt Đây là cách điều trị viêm họng hạt phổ biến nhất, đặc biệt là với các hạt viêm lớn. Các kĩ thuật đốt hạt gồm có đốt lạnh, đốt laser,.... Việc đốt hạt cũng chỉ giúp hạt không phát triển to lên chứ không điều trị được nguyên nhân, bởi vậy bệnh vẫn rất dễ tái phát. Hơn nữa, đốt hạt sẽ để lại sẹo và có nguy cơ gây nhiễm trùng nếu không được chú ý chăm sóc kĩ lưỡng sau đó. Cách phòng ngừa và hạn chế viêm họng hạt tái phát Để giảm nguy cơ mắc viêm họng hạt, tái phát viêm họng hạt chúng ta cần tuân thủ các biện pháp sau: Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ cho cổ họng luôn được ẩm và thông thoáng. Vệ sinh răng miệng, súc họng mỗi ngày 3 lần bằng nước muối ấm để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Đeo khẩu trang khi làm việc hoặc di chuyển qua các vùng khói bụi, ô nhiễm không khí, trong phòng thí nghiệm,... Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá hoặc tránh xa những người đang hút thuốc để tránh hít phải. Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,... Chú ý tới chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giữ ấm vùng cổ họng, mũi,... khi thời tiết trở lạnh. Trên đây là những thông tin cần thiết chúng ta cần nắm rõ để hạn chế được nguy cơ mắc, tái phát bệnh viêm họng hạt. Cũng giống như viêm xoang, viêm họng hạt rất dễ tiến triển thành mãn tính do đó điều chỉnh thói quen và ăn uống hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe bản thân và giảm tỉ lệ mắc các vấn đề về hô hấp.