Th 11
Biếng ăn là nỗi vất vả của bao phụ huynh có con nhỏ phải trải qua. Mà vất vả nhất là những bé đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết. Và giải pháp khắc phục của phần đông phụ huynh chính là ép, dụ dỗ con ăn. Nhưng kết quả lại hại nhiều hơn được. Vậy làm cách nào để trẻ ăn ngon, nói không với biếng ăn? Cùng Hadu tìm hiểu kỹ hơn về chứng biếng ăn ở trẻ và giải pháp nhé!! Biếng ăn ở trẻ chính là "trận chiến" căng go giữa bố mẹ và con cái với từng miếng cơm. 1. Biếng ăn là gì? Biếng ăn ở trẻ được cho là một loại rối loạn ăn uống. Không chịu ăn uống đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Những dấu hiệu phổ biến của trẻ biếng ăn là: - Có những biểu hiện ghét bỏ đồ ăn như quấy khóc, nôn, khó chịu - Trẻ bỏ lại một số loại thức ăn - Ăn ít so với bình thường - Trẻ ăn chậm, kéo dài thời gian ăn uống - Trẻ không tăng cân liên tục trong nhiều tháng 2. Vì sao trẻ lại biếng ăn Biếng ăn thường xảy với những bé 1 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ tò mò tìm hiểu thế giới xung quanh và cũng biết thể hiện thái độ suy nghĩ của bản thân theo một cách nào đó. Cũng thì thế việc trẻ biếng ăn trong giai đoạn này có thể sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhưng chuyên gia, việc trẻ biếng ăn, lười ăn có thể xuất phát từ sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể như là: 2.1. Trẻ biếng ăn do vấn đề sức khỏe Cũng giống như người lớn, có những lúc trong người không khoẻ, không có cảm giác muốn ăn nên từ chối ăn theo bữa. Với tầm tuổi đang phát triển thì có thể trẻ đang trong quá trình mọc răng, khiến việc nhai, ăn gặp khó khăn. Hoặc cũng có khả năng trẻ đang bị rối loạn tiêu hoá, bị ốm dẫn đến biếng ăn. Trẻ biếng ăn do sức khỏe đang không tốt, chẳng hạn như sốt mọc răng, ngứa lợi... Điều này là bình thường, phụ huynh cần tìm hiểu con đang không khoẻ chỗ nào, đau ở đâu, rồi nhanh chóng giải quyết vấn đề. 2.2. Trẻ biếng ăn do hình thành thói quen xấu Đây là một trong những nguyên nhân và rất nhiều phụ huynh gặp phải và hệ quả là trẻ biếng ăn khiến những bữa ăn trở thành cơn ác mộng cho cả bố mẹ, con cái. Nếu bố mẹ đang gặp phải một trong những trường hợp sau thì cần thay đổi ngay cho bé: 1. Trẻ ngậm thức ăn trong thời gian dài, không nhai, không nuốt 2. Trẻ quấy khóc đòi đi ăn rông, đi chơi, vừa ăn vừa xem điện thoại, chương trình tivi 3. Trẻ không ăn vì không thích một số món có trong đó 4. Trẻ quá tập trung vào đồ vật, trò chơi… quên luôn cả ăn uống Vì những thói xấu trên, vì muốn con ăn, sợ con đói mà bố mẹ sẽ hùa theo làm bất cứ gì để con ăn. Như vậy dần hình thành thói quen, bố mẹ không đáp ứng yêu cầu thì trẻ sẽ bỏ bữa. Đây toàn là những thói quen không tốt cho bữa ăn và tiêu hoá của trẻ. 2.3. Trẻ biếng ăn do tâm lý kỳ vọng của bố mẹ Nghe có vẻ bạn sẽ cho là không tin, bé còn nhỏ làm gì đã biết gì đâu. Nhưng thực tế thì việc biếng ăn ở một số trẻ em một phần do bố mẹ sợ con đói, sợ con ăn chưa đủ chất, sợ con ốm yếu, không tăng cân… nên dẫn đến việc là dù con ăn đã no nhưng bố mẹ vẫn cứ ép con ăn. Điều này hình thành một ấn tượng xấu đến đồ ăn và khoảng thời gian ăn uống. Trẻ biếng ăn có thể chịu tâm lý tiêu cực từ bố mẹ ép con phải ăn cho bằng bạn bằng bè, hay do sợ con suy dinh dưỡng... 2.4. Nhàm chán với đồ ăn giống nhau Mọi người cho rằng, trẻ còn bé chưa ăn được nhiều loại đồ ăn thì ngày 3 bữa toàn cháo là cháo. Đến cả người lớn mà cho ăn như thế cũng không chịu được nữa. Vậy cớ sau lại bắt con ăn để rồi con biếng ăn luôn. 2.5. Không khí bữa cơm căn thẳng và áp lực Có nhiều bố mẹ không có kiên nhẫn trong việc cho con ăn. Và thế là đến giờ ăn như cuộc cãi vã căng thẳng đến người lớn. Trẻ con tuy còn bé nhưng phần nào cũng nhận biết được bầu không khi không vui vẻ chút nào. Điều này đã hình thành nên phản xạ sợ hãi, gây ra chứng biếng ăn. 3. Những biện pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ Nhìn từ góc độ nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ mà chúng ta có những biến pháp khả quan khắc phục tình trạng “không mấy vui vẻ” của hầu hết gia đình có trẻ nhỏ. 3.1. Không ép buộc trẻ khi con không muốn Không ai lại vui vẻ khi bị mắng đúng không. Nên là bố mẹ đừng dùng những biện pháp đe dọa, trừng phạt hay la mắng. Những biện pháp tiêu cực chỉ càng làm chứng biếng ăn của trẻ nặng hơn. Tạo bầu không khí vui vẻ cùngcả nhà trong giờ ăn cơm để trẻ biếng ăn có thêm hứng thú. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập cho bé thử những món ăn mới. Nhưng hãy bắt đầu từ những bữa ăn buổi sáng, lúc mà bé cảm thấy đói nhất. Đối với trẻ quá biếng ăn thì bố mẹ có thể bắt đầu từ việc chia nhiều bữa nhỏ trong khoảng thời gian nhất định để bé quen dần với đồ ăn. 3.2. Đa dạng trong cách chế biến, trình bày đẹp mắt Với những trẻ chỉ ăn những món mình thích thì bố mẹ lên thực đơn ăn uống kèm một món bé thích. Những món ăn cũng cần trông đẹp mắt, sặc sỡ gây sự thích thú và kích thích thèm ăn của trẻ với đồ ăn. Bố mẹ nên đa dạng món trong thực đơn để vừa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng mà con không cảm thấy chán ngán bất kỳ loại thực phẩm nào. Món ăn đa dạng trình bày đẹp mắt kích thích thèm ăn của trẻ biếng ăn. 3.3. Đừng để trẻ ăn uống đồ ăn vặt trước khi ăn, không chiều chuộng con Việc cho ăn đồ ăn vặt, uống nước trước bữa ăn thì khi vào bữa trẻ sẽ không cảm thấy đói và không còn hứng thú với bữa ăn nữa. Để dần hình thành thói quen ăn uống đúng giờ thì bố mẹ nên áp dụng theo. Bên cạnh đó việc chiều con bất kỳ việc gì chỉ để con ăn miếng cơm sẽ dần hình thành thói quen xấu. Như thế về sau sẽ càng ngày biếng ăn, kèn ăn và cáu kỉnh mỗi khi đến giờ ăn. Không nên chiều theo bé chỉ để đổi lại ăn miếng cơm. Đây sẽ dần trở thành thói quen xấu, trẻ ngày càng biếng ăn hơn. 3.4. Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài Các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng… đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Và khi trẻ biếng ăn, nguồn dinh dưỡng đã một phần nào hao hụt nhưng không thể bù đắp lại trong ngày 1, ngày 2. Chính lúc này, các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung sẽ là lựa chọn hữu hiệu cho trẻ. Bố mẹ nên xin lời khuyên và chỉ định của bác sĩ để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với con mình. Song song đó là duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, tạo thói quen ăn uống lành mạnh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cá sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Việc chọn lựa đúng sản phẩm đảm bảo chất lượng và uy tín là điều kiện tiên quyết khi sử dụng. Nhà máy sản xuất Hadu Pharma thấu hiện, đưa vào dây chuyền sản xuất sản GMP nguồn nguyên liệu ngoại nhập đảm bảo sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. 3.5. Khuyến khích trẻ vận động nhiều Cho trẻ vận động không chỉ rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, thì việc vận động nhiều tiêu hao nhiều năng lượng làm trẻ thấy đói và ăn ngon miệng hơn. Bổ sung những hoạt động thể chất làm trẻ biếng ăn tiêu hao năng lượng, nhanh đói. Bên bữa con sẽ có cảm giác thèm ăn hơn. Để khắc phục chứng biếng ăn của trẻ là một cuộc chiến dai dẳng. Bố mẹ cần kiên nhẫn và bao dung hơn để không khí gia đình vui vẻ đầm ấm.