CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

22

Th 07

5 DẠNG BÀO CHẾ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG THÔNG DỤNG

5 DẠNG BÀO CHẾ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG THÔNG DỤNG

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay lĩnh vực sản xuất, gia công TPCN trên thị trường có rất nhiều dạng bào chế như: viên nang, viên nén, viên hoàn, bột, cốm, siro… Đây là các dạng bào chế TPCN thông dụng nhất hiện nay, dùng để nhai, uống, ngậm.

1.DẠNG VIÊN NÉN

Viên nén là dạng thể rắn được điều chế bằng cách nén một hay nhiều loại dược chất có thêm hoặc không thêm các tá dược như dược độn tính, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao… hình trụ dẹt, hình tròn hoặc các hình dạng khác.

Viên nén được sử dụng rộng rãi do rất nhiều ưu điểm vượt trội. Về mặt sử dụng, với ưu điểm chung của dạng viên nén là đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác, thể tích thường gọn nhẹ, ở thể rắn, việc vận chuyển và sử dụng trở nên dễ dàng, rất thuận tiện và đơn giản. Viên nén dễ sử dụng có thể nuốt, nhai, ngậm, pha thành dung dịch hay hỗn dịch để uống… Ngoài ra, trên mặt viên nén có thể có ký tự để nhận biết tên sản phẩm.

TPCN dạng viên nén

Trong viên nén hoạt chất cũng ổn định hơn, tuổi thọ dài hơn so với dạng lỏng, dạng bột do hạn chế được sự tiếp xúc của hoạt chất với các yếu tố thúc đẩy phản ứng phân hủy như oxy, không khí, nước hoặc ẩm.

Viên nén có  thể kết hợp nhiều hoạt chất. Viên nén dễ che giấu mùi khó chịu của hoạt chất do bản thân việc nén hoạt chất với các tá dược giúp hạn chế bớt mùi vị khó chịu.

Ngoài ra có thể áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến giúp bảo vệ hoạt chất như bao chống ẩm, bao tan trong ruột, hoặc các công nghệ kiểm soát giải phóng hoạt chất giúp kéo dài thời gian tác dụng hoặc khu trú tác dụng tại đích.

Về nhược điểm: không phải tất cả các dược chất đều điều chế được thành viên nén. Sau khi dập viên do chịu tác dụng của lực nén, và có thể cả tá dược, diện tích tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan giảm, với hoạt chất khó tan hoặc ít tan, sinh khả dụng của hoạt chất sẽ bị giảm. Trong quá trình bào chế viên nén, tùy vào công nghệ sử dụng, độ ổn định của hoạt chất vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong quá trình bào chế như: lực nén, ẩm, nhiệt, tá dược…

DẠNG VIÊN NANG

Nang là dạng bào chế phân liều gồm 2 phần: vỏ nang và một đơn vị phân liều của hoạt chất đã bào chế dưới dạng thích hợp. Vỏ nang rỗng được gắn liền với thuốc và đưa vào cơ thể cùng  thuốc, sau khi giải phóng thuốc, vỏ nang được tiêu hóa trong cơ thể. Hoạt chất có thể được bào chế ở dạng dung dịch, hỗn dịch, bột, cốm, thậm chí là viên nén…

Viên nang được chia thành 2 loại: Nang cứng (vỏ nang cứng bao gồm 2 phần thân và nắp lồng khít với nhau) và nang mềm (vỏ nang là một khối thống nhất, mềm dẻo dai).

Về mặt sử dụng, dạng nang có ưu điểm là dễ nuốt do hình dạng thuôn, bề mặt vỏ nang bóng, tiện dùng và dễ bảo quản, vận chuyển vì đã được phân liều đóng gói gọn giống như viên nén. Về mặt sản xuất, viên nang dễ áp dụng cho sản xuất lớn, năng suất cao. Tính sinh khả dụng cao do công thức bào chế thường đơn giản ít tá dược và ít kỹ thuật bào chế so với viên nén, vỏ nang thường dễ tan rã để giải phóng dược chất.

Tuy nhiên, với các hoạt chất kích ứng đường tiêu hóa thì không nên đóng nang vì sau khi vỏ nang vỡ sẽ giải phóng ồ ạt dẫn đến tập trung nồng độ hoạt chất cao tại nơi giải phóng hoạt chất chất gây kích ứng mạnh tại điểm đó.

DẠNG BỘT

Dạng bột là dạng bào chế rắn khô tơi, được bào chế từ một hoặc nhiều loại bột (hoạt chất hoặc chiết xuất thảo dược) có kích thước xác định bằng cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất, dùng để uống hoặc dùng ngoài.

Ưu điểm chính của dạng này là kĩ thuật không quá phức tạp. Dạng rắn nên dễ đóng gói và vận chuyển. Ít tương tác, tương kỵ hơn so với các dạng lỏng nên có thể phối hợp nhiều loại hoạt chất khác nhau trong cùng công thức. Quá trình bào chế không chịu tác động của nhiệt, ẩm, lực nén, tương đối bền, dễ bảo quản, tuổi thọ kéo dài, thích hợp với các hoạt chất dễ bị thủy phân, dễ bị oxy hóa, dễ bị biến chất trong quá trình sản xuất.

Sản xuất TPCN dạng bột

Ngoài ra, do diện tích tiếp xúc lớn, không chịu các ảnh hưởng của lực nén, và tá dược dính nên dễ hòa tan và giải phóng hoạt chất nên sinh khả dụng cao hơn các loại thuốc rắn khác. Tuy nhiên chính diện tích tiếp xúc lớn nên dễ hút ẩm, do đó bao bì cần có khả năng kháng ẩm tốt, một số hoạt chất nhạy cảm cần đóng trong các loại bao bì hút chân không hạn chế sự tiếp xúc của các hoạt chất với không khí và hơi nước.

DẠNG CỐM

Dạng cốm là dạng bào chế rắn, thường được bào chế từ bột hoạt chất và tá dược dính để tạo thành hạt nhỏ xốp đường kính 1-2cm. Thuốc cốm là dạng đặc biệt thích hợp với trẻ nhỏ.

Dạng cốm có ưu điểm tương tự dạng bột, tuy nhiên kĩ thuật bào chế phức tạp hơn và trong quá trình bào chế các hoạt chất có thể bị tác động bởi các yếu tố như nhiệt và ẩm ở một số giai đoạn nhất định.

DẠNG SIRO

Dạng siro là dạng dung dịch nước đậm đặc, chứa các dược chất hoặc dịch chiết của dược liệu và các chất thơm. Siro được sử dụng duy nhất bằng đường uống. 

Sản xuất TPCN dạng siro

Siro được chia thành 2 loại là siro đơn và siro thuốc:

Siro đơn được hiểu là dung dịch đường trắng tinh khiết (không có dược chất) và nước. Siro đơn có hàm lượng đường rất cao. Vì vậy, siro đơn bảo quản được lâu, có tác dụng dinh dưỡng.

Siro thuốc gồm siro đơn, các dược chất và chất phụ.

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: