CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

12

Th 02

ĐỐI PHÓ VỚI MẦM BỆNH - BÍ QUYẾT GIÚP MẸ TRANG BỊ “ÁO GIÁP” ĐỀ KHÁNG KHỎE CHO CON

ĐỐI PHÓ VỚI MẦM BỆNH - BÍ QUYẾT GIÚP MẸ TRANG BỊ “ÁO GIÁP” ĐỀ KHÁNG KHỎE CHO CON

  • admin
  • 0 bình luận

Những tháng đầu năm là giai đoạn thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đổi khiến vi khuẩn, virus có điều kiện để phát triển thuận lợi và lây lan. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn non yếu, chưa thích nghi được với sự thay đổi của thời tiết nên ngày càng có nguy cơ bị ốm cao hơn. Vậy những mầm bệnh nào hiện đang hoành hành và bí quyết để chăm sóc nâng cao đề kháng cho trẻ là gì?

1.HỆ MIỄN DỊCH CHƯA HOÀN THIỆN, CUỐI NĂM THƯỜNG MẮC CÁC BỆNH NÀO?

Thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như:

  • Cảm lạnh: Bệnh do nhiều loại virus khác nhau gây nên, một trong những loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và enterovirus. Các triệu chứng cảm lạnh khởi phát dần, thường là nghẹt mũi nhẹ đến vừa, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho nhẹ (thường có đờm), sốt nhẹ (nhưng hiếm gặp).
  • Cúm: Do virus cúm (loại A, B hoặc C) gây ra, khởi phát thường là đột ngột và nặng hơn so với cảm lạnh thông thường. Triệu chứng của cúm thường là sốt cao, mệt mỏi, cảm lạnh, quấy khóc, hay ho khan (đau họng), đau đầu, đôi khi sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Cúm là bệnh nghiêm trọng hơn cảm lạnh, có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Là nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A,(GAS) gây ra, ảnh hưởng đến vùng họng hầu và amidan. Triệu chứng thường là đau họng, amidan sưng đỏ, sốt, đau khi nuốt, hạch bạch huyết sưng ở cổ, đau đầu, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, đặc biệt là ở trẻ em, đau bụng (trong 1 số trường hợp).
  • Cúm dạ dày hay còn gọi là viêm dạ dày ruột thường do virus gây ra, nhưng cũng có thể do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nguyên nhân phổ biến của cúm dạ dày là norovirus và rotavirus. Một số vi khuẩn như Salmonella hoặc E.coli cũng có thể gây ra cúm dạ dày. Ký sinh trùng như Giardia hoặc entamoeba histolytica có thể gây viêm dạ dày ruột trong 1 số trường hợp.
  • Virus hợp bào hô hấp: Một loại virus rất dễ lây lan, chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng đến phổi và đường thở. Triệu chứng của nhiễm RSV có thể dao động từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, khó thở hoặc thở khò khè, thở nhanh hoặc thở gấp, chán ăn hoặc mệt mỏi. 

2.CHĂM SÓC DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ TRANG BỊ “GIÁP” ĐỀ KHÁNG ĐỐI PHÓ VỚI MẦM BỆNH?

Khi các vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển thuận lợi trong giai đoạn chuyển mùa để gây bệnh thì việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là ưu tiên để chống lại các mầm bệnh gây ra. Trong đó, mẹ nên:

ƯU TIÊN NGUỒN SỮA MẸ CÓ SẴN THÀNH PHẦN HỖ TRỢ SỨC KHỎE HỆ MIỄN DỊCH

Nếu nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và nhũ nhi vẫn là sữa mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú mẹ theo khuyến cáo vì sữa mẹ chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng mà còn chứa các thành phần hỗ trợ cho sức khỏe miễn dịch bao gồm:

Kháng thể (Globulin miễn dịch)

Kháng thể là một loại protein đặc biệt được sản xuất bởi các tế bào lympho B - tương bào để phòng chống các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Trong đó, IgA và IgG là những kháng thể quan trọng giúp xây dựng đề kháng 2 lớp cho trẻ:

-IgA lớp bảo vệ bên ngoài: Kháng thể chiếm ưu thế trong sữa mẹ, đặc biệt là chiếm hàm lượng rất cao trong sữa non với tỷ lệ khoảng 88%. Kháng thể IgA là kháng thể chính tại bề mặt niêm mạc da, niêm mạc hô hấp, tiêu hóa, niệu dục… Với khả năng vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh khi chúng tiếp xúc với bề mặt niêm mạc của cơ thể, IgA tạo thành “lớp bảo vệ bên ngoài” cho trẻ sơ sinh. Thiếu hụt IgA có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau như tiêu chảy, nhiễm trùng ở tai, nhiễm trùng ở mắt, hen suyễn, nhiễm trùng trên da… Trẻ bị thiếu hụt IgA cũng có nguy cơ mắc các bệnh phổ biến theo mùa, ví dụ như vào mùa hè nguy cơ mắc các bệnh như cúm, đau mắt đỏ, ngộ độc thực phẩm, sởi, quai bị… sẽ phần nào gia tăng.

-IgG - lớp bảo vệ trong của hệ miễn dịch: IgG là kháng thể duy nhất có thể đi qua nhau thai từ mẹ sang con, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trong các tháng đầu đời trước các bệnh nhiễm trùng. IgG là kháng thể chính trong máu, giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn, virus, và các tác nhân gây bệnh khác để xâm nhập vào dòng tuần hoàn và các hệ cơ quan. Nó hoạt động bằng cách kết hợp với các mầm bệnh và làm chúng dễ bị tiêu diệt bởi các tế bào miễn dịch hoặc tham gia vào các phản ứng kháng viêm và viêm nhiễm.

Lợi khuẩn

Sữa mẹ có chứa nhiều lợi khuẩn như Bifidobacterium, Lactobacillus… Các chủng lợi khuẩn này không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch. Đối với sức khỏe hệ tiêu hóa, lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và làm giảm triệu chứng của các tình trạng ruột kích thích, tiêu chảy và táo bón. Bên cạnh đó, bằng cách hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột, lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch sức khỏe hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. 

HMO (Human milk oligosaccharides)

Ngoài rất nhiều dưỡng chất thiết yếu, sữa mẹ còn cung cấp chất xơ quý. Trong đó HMO là dưỡng chất đa lượng dồi dào có trong sữa mẹ, đóng vai trò như thức ăn khoái khẩu cho lợi khuẩn đường ruột.

HMO là một nhóm carbohydrate có cấu trúc phức tạp, có hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, sau lactose và chất béo. HMO hoạt động như prebiotics, cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn có lợi này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và duy trì sự cân đối của vi sinh vật trong ruột. Ngoài ra, HMO còn giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ. Một trong những đặc tính của chúng là kháng khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách ngăn chặn chúng bám vào bề mặt niêm mạc ruột và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Sữa mẹ có chứa khoảng 200 HMO khác nhau, đa dạng về cấu trúc và chức năng. Một số loại HMO phổ biến trong sữa mẹ bao gồm:

-2’FL: Đây là một trong những HMO phổ biến và quan trọng trong sữa mẹ, có vai trò hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ trẻ phòng chống vi khuẩn có hại.

LNnT: HMO này cũng giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.

-3’-SL và 6’-SL: Những HMO này có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây hại.

-DFL: Đây là một loại saccharide có trong sữa mẹ và là một trong số nhiều HMO giúp hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Tác dụng của prebiotics: DFL cũng hoạt động như một prebiotics. Nó hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, góp phần duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, điều này rất quan trọng cho sức khỏe hệ tiêu hóa, chức năng của hệ miễn dịch, và sức khỏe tổng thể.

Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột: DFL giúp đa dạng hóa và cân đối hệ vi sinh bằng cách kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, bao gồm các loài Bifidobacterium và Lactobacillus.

Giúp điều hòa hệ miễn dịch: DFL đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi, góp phần phát triển vào hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Giảm bám dính của các tác nhân gây bệnh: Giống như 3-FL, DFL giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột và các bề mặt niêm mạc khác, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

-3FL: Hoạt động như một prebiotics, cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột của trẻ, đặc biệt là các loài Bifidobacterium, giúp thiết lập một hệ vi sinh đường ruột cân đối và khỏe mạnh.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, 3-FL còn giúp duy trì một hệ vi sinh vật cân đối, điều này rất quan trọng cho sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như chức năng hệ miễn dịch.

Hỗ trợ hệ miễn dịch: 3-FL có thể tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng cách ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bám vào niêm mạc ruột. Điều này góp phần giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp.

Bảo vệ khỏi tác nhân gây bệnh: 3-FL giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách ngăn ngừa bám dính của vi khuẩn gây bệnh lên bề mặt niêm mạc ruột, hoạt động như một cơ chế phòng vệ.

Nhìn chung, 3-FL đã được nghiên cứu rộng rãi hơn và thường được coi là có ảnh hưởng lớn hơn trong việc phát triển sức khỏe đường ruột và chức năng miễn dịch. DFL, mặc dù ít được nghiên cứu hơn, nhưng cũng đóng vai trò tương tự trong việc thúc đẩy sức khỏe đường ruột và tăng cường hiệu quả phòng vệ, đồng thời hỗ trợ tối ưu sức khỏe tổng thể của trẻ.

KHÔNG THỂ CHO BÉ BÚ - MẸ HÃY ƯU TIÊN CÔNG THỨC SỮA HỖ TRỢ XÂY DỰNG ĐỀ KHÁNG “2 LỚP” VỮNG VÀNG

Thực tế, có không ít rào cản khiến mẹ không thể cho bé bú mẹ. Rào cản này có thể đến từ các vấn đề sức khỏe thể chất, tâm lý, cơ địa ít sữa, sinh mổ sữa về chậm, mẹ không có điều kiện cho bé bú vì phải quay lại công việc… Trong những trường hợp này, sữa công thức là giải pháp hỗ trợ mẹ có thể nghĩ đến. So với nhiều sữa bột trước đó chỉ có chứa 5 loại HMO, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện sữa công thức được cải tiến đột phá với hàm lượng HMO cao nhất - 6 loại HMOs với đủ 3 nhóm chính là 2’-FL, 3-FL, DFL, 3’-SL, 6’-SL, LNT, giúp thu hẹp khoảng cách về lợi điểm và tiến gần hơn với “chuẩn vàng” để sữa mẹ có thể yên tâm chăm bé.

Công thức sữa với 6 HMOs cải tiến có hàm lượng HMO cao nhất trên thị trường, 6 HMOs này đạt khoảng 58% lượng HMO có trong sữa mẹ. Công thức sữa với 6 HMOs được bổ sung đồng thời cả 2 HMOs quan trọng mà công thức sữa trước đây thường thiếu hụt đó là DFL hoặc 3-FL. Trong đó, 3-FL là một trong những HMO có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn và thực hiện các chức năng miễn dịch. DFL là một trong những HMO có khả năng kháng khuẩn, có tác dụng hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ, khi kết hợp với HMO là 2’FL còn tạo ra bộ đôi giúp mình gia tăng lợi khuẩn Bifidobacterium. Đặc biệt, nghiên cứu còn chứng minh khi bổ sung cả 6 HMOs sẽ mang đến các lợi ích như:

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ và cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả hệ miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit béo chuỗi ngắn, một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể của trẻ.
  • Không những vậy, sữa công thức được bổ sung 6 HMOs cùng lợi khuẩn phân lập từ sữa mẹ HMP còn giúp tăng IgA tự nhiên, khi kết hợp với sữa non 24H nhập khẩu Mỹ với kháng thể IgG sẽ hỗ trợ xây dựng “áo giáp” đề kháng 2 lớp vững chắc cho trẻ từ giai đoạn đầu đời.

Ngoài 6 HMOs quan trọng sữa có chứa chất xơ FOS và bổ sung trực tiếp 1 tỷ lợi khuẩn BB - 12TM để nâng cao sức khỏe đường ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ, giúp con luôn sẵn sàng đối phó với mầm bệnh.

Vào những mùa trẻ dễ bị ốm trong năm, cha mẹ không khỏi lo lắng. Thế nhưng việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách để nâng cao đề kháng có thể giúp trẻ “lướt bệnh” nhẹ nhàng, giảm nguy cơ ốm nặng. Bên cạnh việc chọn cho con nguồn sữa hỗ trợ xây dựng đề kháng vững vàng để chống lại mầm bệnh, mẹ cũng cần chú ý đến việc giữ ấm cho trẻ, bổ sung đủ nước, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo vệ sinh, tiêm phòng đúng và đủ lịch để giúp con được bảo vệ tốt nhất và khỏe mạnh.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: