CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

09

Th 04

CÓ NÊN TỰ MANG HÀNG HÓA ĐI KIỂM ĐỊNH KHI NGHI NGỜ SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG THÀNH PHẦN CÔNG BỐ?

CÓ NÊN TỰ MANG HÀNG HÓA ĐI KIỂM ĐỊNH KHI NGHI NGỜ SẢN PHẨM KHÔNG ĐÚNG THÀNH PHẦN CÔNG BỐ?

  • admin
  • 0 bình luận

Khi nhận thấy sản phẩm, hàng hóa mình mua không an toàn, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền yêu cầu tổ chức có chức năng thực hiện kiểm nghiệm, giám định, kiểm chứng chất lượng sản phẩm.

CÓ NÊN TỰ ĐEM SẢN PHẨM ĐI KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG?

Theo Điều 45 Luật An Toàn Thực Phẩm, người tiêu dùng phải có khiếu nại, khiếu kiện trước rồi mới yêu cầu cơ quan chức năng kiểm nghiệm thực phẩm. Nếu nghi ngờ có sai phạm, đơn vị liên quan sẽ tiến hành điều tra và kết luận. Việc cá nhân tự mang sản phẩm đi xét nghiệm và công bố trên mạng xã hội có thể đẩy họ vào rủi ro pháp lý.

Bên cạnh đó, khi nghi ngờ chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng có quyền tự bỏ tiền kiểm định, song không được đưa kết quả lên mạng xã hội hay kết luận về sản phẩm.

Theo điều 19 luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tổ chức có quyền cung cấp kết quả thử nghiệm cho đối tượng được đánh giá sự phù hợp tương ứng. Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm chứng, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ ba, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Được cơ quan có thẩm quyền nhà nước thừa nhận kết quả đánh giá phù hợp theo quy định.

Như vậy, khi nhận thấy sản phẩm, hàng hóa mình mua không an toàn, người tiêu dùng hoàn toàn có quyền yêu cầu tổ chức có chức năng thực hiện thử nghiệm, giám định, kiểm định chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở hợp đồng. Kết quả thử nghiệm, giám định, kiểm định là cơ sở pháp lý để người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ của mình theo khoản 4, 5 Điều 5 Luật Bảo Vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Một kết quả kiểm nghiệm được công bố rộng rãi nếu kết quả thử nghiệm tốt sẽ là cơ sở để tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Nếu kết quả kiểm nghiệm được công bố cho thấy sản phẩm không tốt, không đáp ứng chỉ tiêu chất lượng đây sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng vào cuộc điều tra sản phẩm nếu thấy có dấu hiệu vi phạm chất lượng”, Luật sư Hùng nói.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần nhìn nhận một cách khách quan kết quả xét nghiệm. Bởi kết quả kiểm nghiệm thường chỉ đại diện cho một mẫu thử nghiệm để cho ra kết quả đó chứ không mang tính đại diện, bao quát cho tất cả các sản phẩm. Khi đó, việc công bố kết quả kiểm nghiệm lên mạng xã hội sẽ giống như “con dao hai lưỡi” khi nó có thể khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về bản chất của kiểm nghiệm.

NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ CHÍNH XÁC TRÊN BAO BÌ SẢN PHẨM

Trên thực tế, nhiều sản phẩm quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm nhưng khi công bố trên tem nhãn, phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.

Trên thực phẩm phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải có kích thước lớn nhất so với các nội dung khác bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Phải ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất thực phẩm và tồn tại trong thành phần kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi. Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn thực phẩm để gây sự chú ý đối với thực phẩm thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp và khối lượng. Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa để đảm bảo thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.

Đối với thực phẩm thủy sản nếu bổ sung nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm thì ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng.

Chuyên gia khuyến nghị, khi mua hàng, người dùng nên chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng.

Việc xác minh thông tin về sản phẩm rất quan trọng trước khi sử dụng sản phẩm. Hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đi theo con đường chính ngạch luôn là sự lựa chọn tốt nhất đối với người tiêu dùng. Hạn chế được nguy cơ sử dụng phải hàng giả kém chất lựng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

Việc xác định rõ xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm (nhập từ nơi nào, có uy tín và đảm bảo không), kết quả kiểm nghiệm do cơ quan chức năng tiến hành kiểm định là rất quan trọng. Do đó, người tiêu dùng cần cẩn trọng và tìm hiểu kỹ trước khi tin tưởng vào các thông tin chưa được kiểm chứng đầy đủ. Đồng thời, các cá nhân và tổ chức cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi chia sẻ thông tin liên quan đến sức khỏe cộng đồng.


 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: