Th 10
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt nhất, dẫn đến sức đề kháng kém, chậm phát triển và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi xây dựng thực đơn cho trẻ, cần chú ý bổ sung vitamin A để trẻ phát triển toàn diện. 1.VITAMIN A LÀ GÌ? Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Vitamin A có ở trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ có chứa nhiều vitamin A. 2.CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN A ĐỐI VỚI CƠ THỂ Loại vitamin này tham gia vào nhiều quá trình, đặc biệt có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Cụ thể là: Tăng chức năng thị giác của mắt Quáng gà là hiện tượng xảy ra khi mắt bị giảm khả năng nhìn trong ánh sáng yếu. Việc bổ sung vitamin A sẽ giúp khắc phục hiện tượng này, tăng chức năng của mắt. Tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cơ thể Vitamin A có mặt trong quá trình đáp ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Đó là nguyên nhân ở những người thiếu vitamin này sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và thời gian phát bệnh kéo dài, nguy cơ biến chứng cao hơn. Bảo vệ giác mạc và tổ chức biểu mô Việc thiếu hụt vitamin A sẽ dẫn tới da bị khô, xuất hiện sừng hóa, sản xuất niêm mạc giảm. Vì thế mắt ban đầu sẽ bị khô, sau đó nặng hơn là tổn thương giác mạc. Với các vùng tế bào bị tổn thương biểu mô khác, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh hơn. Ngoài ra, với trẻ em, loại vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển nói chung và sự hoàn thiện các cơ quan nói riêng. 3.NGUYÊN NHÂN TRẺ THIẾU VITAMIN A Khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A hoặc không đủ chất béo: bệnh thiếu vitamin A thường xảy ra khi tình trạng thiếu hụt kéo dài nhiều ngày, và thường gặp nhất là ở giai đoạn từ lúc trẻ tập ăn dặm. Những trẻ được tập ăn dặm sớm, việc chế biến thức ăn dặm sai (thiếu dầu, mỡ, thiếu rau củ), bú mẹ không đủ, đều có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin A. Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân, sinh đa thai: do lượng trữ vitamin A của cơ thể trẻ ít hơn bình thường. Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng: các bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh do virus như sởi, phát ban siêu vi, tiêu chảy cấp… làm tăng nhu cầu vitamin A và có thể khiến trẻ thiếu vitamin A nặng hơn. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là giun đũa cũng gây thiếu vitamin A. Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường kèm theo tình trạng thiếu vitamin A. Bệnh lý rối loạn hấp thu chất béo: bệnh lý gan mật, tắc nghẽn đường mật, bệnh xơ cứng rải rác ống tiêu hóa… 4.PHÒNG NGỪA THIẾU VITAMIN A NHƯ THẾ NÀO? Trong giai đoạn mang thai và cho con bú Mẹ cần được cung cấp đủ dưỡng chất (đặc biệt bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, caroten, đạm và chất béo), uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ để con sinh ra khỏe mạnh, không bị thiếu cân. Tăng cường vitamin A từ thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ cung cấp năng lượng và nhóm các chất cần thiết (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) để trẻ không bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, bổ sung vitamin A qua thực phẩm là giải pháp lâu dài, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh thiếu vi chất này. Theo đó, các nhóm thực phẩm giàu vitamin A mà bố mẹ có thể tăng cho trẻ bao gồm: Thức ăn có nguồn gốc động vật: gan, thịt, cá, trứng, sữa… Thức ăn từ nguồn gốc thực vật, chứa nhiều tiền vitamin A (caroten) bao gồm: các loại rau xanh như rau muống, bông cải xanh, xà lách, rau ngót, rau diếp, rau dền, hành lá, rau thơm, các loại củ quả như gấc, cà rốt, ớt chuông, quả chín như đu đủ, xoài… Uống bổ sung vitamin A liều cao Đối với trẻ có nguy cơ cao thiếu vitamin A, trẻ cần được bổ sung viên nang vitamin A mỗi 6 tháng 1 lần. Tiêm chủng vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ Tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng (đặc biệt là lao, sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Và khi trẻ mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Hơn nữa, khi mắc bệnh nhiễm khuẩn này, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao khiến tình trạng thiếu hụt vitamin A ở trẻ càng thêm trầm trọng. Do đó bố mẹ cần chú ý tiêm chủng cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.
Th 10
Rối loạn dung nạp glucose là một hội chứng mang lại nhiều vấn đề cho sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh này, chỉ dùng thuốc điều trị là không đủ mà còn cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong bài viết này Hadu sẽ chia sẻ cho bạn cách lên một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người rối loạn dung nạp lactose. 1.NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE NÊN ĂN GÌ? Chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe: dầu thực vật, gạo lứt (không xát trắng), ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm có nhiều chất xơ (rau xanh và trái cây),... nhằm giúp cơ thể chậm hấp thu đường vào máu và giảm hấp thu cholesterol vào máu. Nên dùng đạm thực vật (các loại đậu, ngũ cốc) thay 1 phần cho đạm động vật (các loại thịt), sự thay đổi này nên áp dụng ít nhất 2 lần/ tuần. 2.NGƯỜI RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE NÊN KIÊNG ĂN GÌ? Việc ăn kiêng quyết định rất lớn đến đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu họ không ăn kiêng hợp lý, có thể gây tăng lượng đường trong máu và sẽ tiến triển dẫn tới tiểu đường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Thực phẩm chứa đường Người bị bệnh này không nên ăn các loại thực phẩm chứa đường. Nếu đường xuất hiện trong khẩu phần ăn, sức khỏe người bệnh sẽ chuyển biến xấu và gây bệnh tiểu đường, cao huyết áp và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch. Dạng thực phẩm này bao gồm tinh bột đã qua tinh chế và các loại đường tinh luyện. Một số thực phẩm chứa hàm lượng đường cao có thể kể đến bao gồm: Kẹo Bánh nướng Bánh mì Mứt Nước ngọt Ngoài ra bệnh nhân cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại quả và nước ép hoa quả chứa nhiều đường. Một chế độ ăn ít đường giúp giảm cân và kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Chất béo bão hòa Chất béo bão hòa không chỉ làm tăng lượng cholesterol trong máu mà còn dẫn tới tăng chỉ số đường huyết ở người bệnh. Các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ. Bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa sau đây: Các thực phẩm từ mỡ động vật. Các món chiên rán (khoai tây chiên, gà rán). Các loại dầu thực vật chứa nhiều chất béo bão hòa (dầu cọ, dầu dừa). Các chế phẩm từ bơ động vật và thực vật. Thực phẩm chứa nhiều muối Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn có thể làm ổn định tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người mắc chứng rối loạn dung nạp glucose nên ăn ít hơn ¼ thìa muối mỗi ngày và hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như: Phô mai và bơ mặn. Các loại sốt, tương cà, tương ớt… Mì gói. Thực phẩm đóng hộp. Thịt, cá hun khói hoặc ướp muối.
Th 10
Trước khi bị mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh thường trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường. Giai đoạn này còn được gọi là rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đường huyết khi đói. Hãy cùng Hadu tìm hiểu về chủ đề này nhé! 1.THẾ NÀO LÀ RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE? Rối loạn dung nạp glucose là tình trạng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường nhưng lại thấp hơn so với người bệnh bị đái tháo đường. Đây chính là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản xuất insulin và kháng insulin. Những người có rối loạn dung nạp glucose máu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch khác (bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ…). 2.CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của rối loạn dung nạp glucose, bao gồm: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường. Mức độ hoạt động thể chất thiếu. Tăng huyết áp hoặc mức cholesterol cao. Tiểu đường trong thời kỳ thai kỳ. 3.CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN DUNG NẠP LACTOSE Các dấu hiệu không dung nạp glucose tương đồng với triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2: Cảm giác khát nước mạnh mẽ. Miệng khô. Sự mệt mỏi cực độ. Vấn đề về thị lực. Tình trạng buồn ngủ. Tần suất đi tiểu tăng thường xuyên. Mất khối lượng cơ bắp. Tuy nhiên không phải ai cũng thể hiện tất cả các triệu chứng này và chúng cũng có thể không đạt mức nghiêm trọng. 4.PHÒNG BỆNH RỐI LOẠN DUNG NẠP LACTOSE Rối loạn dung nạp lactose nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn cản hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tim mạch: Thay đổi lối sống: đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự tiến triển của rối loạn dung nạp lactose thành bệnh đái tháo đường. Có chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh: tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để hiểu chi tiết làm thế nào để có lối sống lành mạnh. Giảm cân khi đang trạng thái thừa cân: nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bên cạnh việc tránh những bệnh khác có thể xảy đến, việc giảm cân còn giúp giảm mức đường glucose trong máu của bạn. Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên tối thiểu 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày 1 tuần như: đi bộ, đạp xe, chạy, nhảy, bơi lội… Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Ngoài ra còn có những thay đổi lối sống khác mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: ngừng hút thuốc lá, hạn chế tối đa các đồ uống có cồn như rượu, bia…
Th 10
Hành tây được chứng minh là có chứa quercetin, giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn, và dị ứng một cách tự nhiên. Hành tây từ lâu đã được sử dụng vừa là một món ăn ngon, vừa là một vị thuốc nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất qúy giá. Hành tây rất giàu Alium và lưu huỳnh, hoạt động như một loại thuốc kháng sinh và sát khuẩn. Hành tây cũng rất giàu quercetin - chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do. Hành tây còn giúp ổn định cholesterol, trị viêm khớp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ giàu hợp chất flavonoid và lưu huỳnh. Trong hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magie, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B-6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Đặc biệt vào mùa đông hành tây được chứng minh là có chứa quercetin giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm amidan, ho, hen suyễn và dị ứng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, hành tây còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay dịch đau mắt đỏ đang hoành hành. Theo Đông Y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt, vì vậy người bệnh nên kiêng gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn. Vì vậy người đau mắt đỏ cần hạn chế cắt gọt và ăn hành tây để phòng ngừa bệnh nặng hơn. 3 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN HÀNH TÂY Người mắc bệnh thận Do hành tây có nhiều khoáng chất photpho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều hành tây hàm lượng photpho trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng cho chuyển hóa cho cơ thể nên dễ gây tổn thương thận, khiến bệnh thận của người bệnh trầm trọng hơn, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh. Tuy nhiên người bệnh thận ăn hành vừa phải không có tác dụng gì nếu hành tây đã được nấu chín, khoáng chất giảm bớt, do đó gánh nặng cho thận sẽ tương đối nhẹ và bệnh thận giảm bớt. Người đang bị sốt, nóng trong Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành tây. Đó là do hành có vị cay nồng, tính ấm. Người có tính nóng nếu ăn những thực phẩm này dễ gây nóng giận, làm cho khí của cơ thể bị khô và nóng. Người mắc bệnh ngoài da Hành tây là một loại thực phẩm có vị cay nồng, khó chịu, có thể gây dị ứng da nên những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da nên hạn chế. Thực phẩm tốt cho người hay bị dị ứng da là ăn nhiều đồ nhạt, thanh đạm. Những thực phẩm có vị cay nóng sẽ gây kích ứng da và nặng thêm tình trạng viêm da. 5 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VỚI HÀNH TÂY Hành tây không ăn cùng tôm Hành tây kết hợp cùng tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy cũng không nấu chung 2 loại thực phẩm này. Hành tây không ăn cùng cá Cá nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng. Hành tây không ăn cùng thịt cóc Các chuyên gia cảnh báo, thịt cóc ăn cùng hành tây sẽ sinh ra độc, không có lợi cho sức khỏe. Trường hợp lỡ ăn hai thực phẩm này cùng lúc thì nên sắc 50gram rau mã đề lấy nước uống để giải độc. Hành tây không ăn cùng rong biển Rong biển có chứa nhiều i-ốt và canxi. Trong khi đó hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể. Hành tây không kết hợp cùng mật ong Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với mật ong, tuyệt đối không cho hành tây vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này sẽ tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn với lượng lớn, người dùng có thể bị mù. Để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không thêm hành tây và ngược lại. Ngoài ra bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều hành tây cùng một lúc, điều này dễ gây ra vấn đề về thị lực và sốt.